"Siêu xe" một thời "hớp hồn" đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua

Có một thời những chiếc xe Babetta với vận tốc chỉ vài chục cây số mỗi giờ đã là niềm mơ ước của bao nhiêu người.

 
Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 1

Xe máy có bàn đạp Babetta một thời vô cùng quý giá và chỉ những nhà giàu mới có tiền mua được. Một số người còn nhớ phải chi tiền tương đương nhiều chỉ vàng cách đây hàng chục năm để mua được chiếc xe này.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 2

Không phải ai cũng có thể mua được, chỉ người đi lao động ở Tiệp Khắc (cũ) nay tách thành Slovakia và Cộng hòa Séc mới mua được.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 3

Năm 1928, kỹ sư Roth thành lập nhà máy sản xuất đạn dược có tên Ceske Municne a Korodelne Zavody

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 4

Năm 1948, sau chiến tranh nhu cầu vũ khí giảm, nhà máy đổi tên thành Povazske Strojarne. Povazske Strojarne tìm hướng sản xuất xe máy và hợp tác cùng với JAWA, 2 bên cho ra đời xe Manet.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 5

Khi nhìn thấy hướng phát triển xe nhỏ, mạnh mẽ, dễ điều khiển, hai nhà thiết kế G. Ulicky và J. Safarík được giao nhiệm vụ và sớm đưa ra 2 phiên bản mới là xe có bánh 23 inch và bánh 16 inch. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 6

Loại xe có bánh 23 inch đại diện cho thế hệ xe đạp hoàn toàn mới do Povazske Strojarne sản xuất, sau đó họ ngừng hợp tác với Jawa và không muốn dùng tên Manet nữa. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 7

Việc tìm cái tên khác không dễ, thời điểm đó ở Tiệp Khắc (Séc và Slovakia) ngày nay có bài hát rất phổ biến là "Babetta sla do sveta" dịch là "Babetta (tên một cô gái) đã đi vào thế giới". Cho nên, cái tên Babetta được đặt cho xe. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 8

Những chiếc Babetta đầu tiên ra đời dù chưa có giảm xóc sau nhưng đã có hệ thống đánh lửa vốn dĩ chỉ có ở ô tô.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 9

Nhưng doanh số bán hàng mẫu xe bánh 23 inch đáng thất vọng cho nên Povazske Strojarne chọn sản xuất Babetta 206 với bánh xe 16 inch xuất sang Đức, Hà Lan, Mỹ.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 10

Babetta 206 có một bàn đạp và sự đơn giản của nó trong thiết kế được thị trường chấp nhận. Riêng năm 1974, có 18.000 chiếc được bán ở Đức.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 11

Năm 1975, công ty thiết kế lại phần sau và bổ sung giảm xóc. Babetta 207 thành công đến nỗi 100% sản lượng xe năm 1976 được xuất khẩu. Ngày nay, một số chiếc vẫn được dùng để đi trên đường.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 12

Sau đó, Povazske Strojarne tạo ra các phiên bản 207-200, 207-300, 207-400, 207-500 cho từng thị trường, ví dụ phiên bản cho Đức, Hà Lan có tốc độ tối đa 25km/h hay phiên bản Mỹ 30km/h, hay phiên bản bán ở Tiệp Khắc cũ là 40km/h.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 13

Năm 1983, một phiên bản mới là Babetta 210 ra đời. Nó có thiết kế mới với động cơ được trang bị hộp số 2 cấp tự động. 

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 14

Năm 1986, Povazske Strojarne chuyển dây chuyền sản xuất tới vùng nông thôn Kolarovo. Các nhân viên của Povazske Strojarne được cử đến đây hỗ trợ, sau đó họ trở về và nhà máy ở Kolarovo hoạt động độc lập. Sau đó, nhu cầu xe Babetta giảm dần.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 15

Năm 1994,  Povazske Strojarne hợp tác với Piaggio cho ra đời xe máy Korado, còn nhà máy ở Kolorovo trở nên cũ kỹ. Sau đó, công ty sản xuất Babetta hợp tác cùng với một nhà máy ở Latvia sản xuất Babetta 134 nhưng cũng không ngăn được sự sụt giảm.

Siêu xe một thời hớp hồn đại gia Việt, đổ cả gia tài cũng khó mua - 16

Năm 1997, xe máy Babetta chính thức ngừng sản xuất.

Theo Nghi Dũng

Dân Việt