1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

“Siêu lừa” Huyền Như chấp nhận án chung thân?

Dù rơi rất nhiều nước mắt xin Hội đồng xét xử xem xét cho hưởng mức án nhẹ hơn đề nghị của Vện kiểm sát nhưng sau khi bị tuyên án chung thân, “siêu lừa” 5.000 tỉ đồng Huỳnh Thị Huyền Như dường như đã chấp nhận bản án, không làm đơn kháng cáo. <br><a href='http://dantri.com.vn/event-2376/Xet-xu-sieu-lua-Huyen-hu.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Xét xử siêu lừa Huyền Như</b></a>

“Siêu lừa” Huyền Như chấp nhận án chung thân?
 
Không đồng tình với phán quyết của toà án cấp sơ thẩm về mức hình phạt dành cho Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) và Đào Thị Tuyết Dung (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân, phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cho vay lãi nặng”), Viện kiểm sát TP.HCM đã kháng nghị tăng án đối với 2 bị cáo này.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Khách sạn, nhà nghỉ "vớ đậm" dịp lễ Khai ấn Đền Trần

VPBank được chấp thuận tăng vốn lên 6.347 tỷ đồng

Rớt giá không phanh, bitcoin tại Việt Nam đã đến hồi tàn?

FPT tuyển hơn 2.500 người trong năm 2013

 

Theo thông tin từ TAND TP.HCM, dù chưa hết hạn nhưng đến nay toà đã nhận rất nhiều đơn kháng cáo. Trừ Huyền Như và 2 bị cáo được hưởng mức án nhẹ, thì hầu hết các bị cáo đều làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời toà cũng nhận được đơn kháng cáo của hàng chục các nguyên đơn dân sự, bị hại.

 

Nêu những lý do về gia đình, không được hưởng lợi, vì tin tưởng Huyền Như mà sai phạm…các bị cáo xin toà xem xét giảm án. Trong số các bị cáo kháng cáo có 3 bị cáo kháng cáo kêu oan.

 

Về phía các nguyên đơn dân sự, bị hại như Ngân hàng thương mại cổ phân Á Châu (ACB), Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS), Công ty cổ phần chứng khoán Toàn Cầu, Công ty An Lộc, Ngân hàng Nam Việt (Navibank)... kháng cáo yêu cầu Toà tối cao xác định lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank.

 

Ngoài ra, các cá nhân, đơn vị này cũng cho rằng việc bản án sơ thẩm buộc Huyền Như trả lại số tiền chiếm đoạt là chưa chính xác.

 

Từ một cán bộ ngân hàng giỏi giang, gương mẫu nhưng vì quá say mê kinh doanh, năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978) đã vay trên 200 tỉ đồng với lãi suất cao để đầu tư bất động sản, chứng khoán.

 

Từ năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Huyền Như đã lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM huy động tiền rồi lừa đảo 5.000 tỉ đồng của nhiều cá nhân, đơn vị, chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.

 

Với hành vi phạm tội như trên, ngày 27.1, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức”. Đồng thời Huyền Như phải có trách nhiệm cùng một số bị cáo khác bồi thường số tiền gần 4.000 tỉ đồng.

 

Là đồng phạm giúp sức, liên quan đến vụ án, 22 bị cáo khác cũng phải nhận mức án tương xứng với hành vi phạm tội của mình.

 

Theo Hương Giang

Một Thế giới
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm