1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe

Tập 6 của Shark Tank Việt Nam mang đến cho người xem nhiều sắc màu khác nhau của giới startups, có tham vọng, có nhiệt huyết, có ước mơ, nhưng cũng có cả những sơ khởi về quản trị buổi ban đầu.

Vua rửa xe 5S có thêm 11 tỷ đồng sau Shark Tank

Chuỗi rửa xe tự động 5S với hai nhà sáng lập Trương Tuyến và Ngọc Anh đã bất ngờ xuất hiện tại tập 6 Shark Tank tuần này.

Các nhà sáng lập 5S kỳ vọng có thể bán đi 15% cổ phần với 10 tỷ đồng nhằm đưa 5S tiến nhanh hơn, xa hơn, thậm chí vươn ra quốc tế trong nay mai. Con “át chủ bài” thuyết phục nhóm “cá mập” của ông chủ 5S là hệ thống công nghệ tự sản xuất và mô hình kinh doanh cộng sinh với các trạm xăng – nơi không chỉ mang đến mặt bằng kinh doanh với giá rẻ mà còn giúp tạo ra nguồn khách hàng ổn định.

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe - 1

Tuy nhiên, một cấu trúc quản trị chưa rõ ràng giữa các công ty cùng do Trương Tuyến và Ngọc Anh nắm giữ khiến các nhà đầu tư phải “chốt hạ” rằng chỉ mua cổ phần của công ty mẹ Vinalink - nơi sẽ sáp nhập tất cả các mảng sản xuất - kinh doanh có liên quan đến 5S.

Do còn sơ khởi về quản trị và cấu trúc công ty chưa hợp lý khi đi gọi vốn, 5s xém mất cơ hội khi từ lúc có 3 “cá mập” ngỏ ý quan tâm, đến những phút cuối chỉ còn shark Nguyễn Xuân Phú kiên trì đàm phán và chỉ cho startup những điểm chưa hợp lý cần thay đổi. Kết thúc thương vụ, có lẽ niềm tin vào kinh nghiệm và năng lực của nhà sáng chế công nghiệp khiến “shark” Phú cho nhà sáng lập chuỗi rửa xe tự động một ngoại lệ. Đó là không đòi hỏi tỷ lệ cổ phần đủ quyền phủ quyết ngay từ đầu khi chấp nhận sẽ chi 11 tỷ đồng để nhận về 20% cổ phần tại “công ty mẹ 5S”, nhưng sau đó sẽ được quyền mua tăng lên 36% với cùng giá.

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe - 2

Một kết thúc đẹp đã mở ra cho “ngôi sao đang lên” 5S, đúng như niềm tin mà nhà đồng hành cùng Shark Tank, ông Nobukazu Aoki, đại diện MYCAFE, đã nói, rằng “startups là những người muốn khẳng định bản thân, khao khát thành công theo cách riêng dù chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Và họ hoàn toàn có thể tìm được nhiều tiếng nói cổ vũ từ xã hội, trong đó có những DN như MYCAFE – nơi luôn mong muốn trở thành người đồng hành cho giới trẻ Việt thông qua các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp”.

Đón đầu trào lưu công nghệ, Tictag kiếm được 330 nghìn USD

Mang đến Shark Tank tham vọng xây dựng một hệ sinh thái kinh tế trên nền tảng công nghệ kết nối không dây tầm ngắn (NFC), nhà sáng lập trẻ Thiên Phúc từ Tictag đã mô tả startup của mình như một người đón đầu trào lưu, có thể “hứng” được dòng tiền dịch chuyển từ những mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ NFC mới bắt đầu xuất hiện ở VN như Apple Pay, Android Pay và Samsung Pay.

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe - 3

Rất tự tin với những giá trị cốt lõi của một nhà khởi nghiệp có thể thiết kế phần cứng lẫn sở hữu cả hệ thống phần mềm, Thiên Phúc cho hay công nghệ thẻ NFC có thể tích hợp “tất tần tật, tuốt tuồn tuột” những trải nghiệm như: mở khóa cửa, khóa xe, khóa nhà, dùng dịch vụ membership của các cửa hàng… Thế nhưng, lời mời gọi vốn 300 nghìn USD (10% cổ phần DN) cho dự án chỉ cần “một lần chạm” với mô hình kinh doanh không bán giải pháp cho người dùng cuối mà bán cho DN theo hình thức B2B (thương mại điện tử giữa các DN với nhau) đã không thể thuyết phục được 3/5 “cái đầu lạnh” trên “ghế nóng”.

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe - 4

Vậy nhưng, tham vọng của chàng trai muốn tạo lập một hệ thống định danh điện tử cho rộng rãi người dân trong tương lai xa trên nền tảng công nghệ NFC lại thu hút sự chú ý của 2 gương mặt “cá mập” còn lại. Nếu như “shark” Phi không phải là nhân vật quá xa lạ với giới khởi nghiệp trẻ ở Sài Gòn, đặc biệt là startups lĩnh vực công nghệ thì “shark” Phú lại thẳng thắn cho hay sẵn sàng “xuống tiền” cho một thứ công nghệ mà ông… không hiểu mấy!!! Shark Phú cho biết “chính vì anh không hiểu mấy nên anh đầu tư …để đi học”.

Shark Phú đầu tư 11 tỷ vào doanh nghiệp rửa xe - 5

Với “máu” đầu tư rủi ro và kinh nghiệm “đánh hơi” của cá mập, “cặp đôi mạo hiểm” ấy đã cùng nhau chốt lại thương vụ với giá 330 nghìn USD cho 20% cổ phần Tictag.

Những trải nghiệm chưa đủ lớn và giấc mơ còn quá “chật”

Hai bạn trẻ Huy Hào và Hồng Mức khởi động dự án sản xuất đất sạch hữu cơ TaHo với ước mơ “một mũi tên bắn hai con chim”, vừa có thể sản xuất ra loại đất trồng giàu dinh dưỡng, lại vừa góp phần xử lý ô nhiễm môi trường ở xứ Cà Mau.

Dẫu vậy, lời đề nghị 800 triệu đồng cho 10% cổ phần của DN này cùng những trải nghiệm còn sơ sài về quản trị lẫn thông tin thị trường dường như là một ước mơ còn quá non trẻ và “chật hẹp” với nhóm “cá mập” tại Shark Tank. Hai nhà sáng lập trẻ đã “vấp” liên tục trước các chất vấn của nhóm sharks, từ chi phí vận hành DN đến quy mô nguồn nguyên liệu và dung lượng thị trường. Dù đánh giá rất cao hoài bão đẹp của dự án nhưng tất cả các nhà đầu tư tại đây đều phải lắc đầu trước một mô hình kinh doanh còn “thiếu trước hụt sau”.

Tập 7 của Shark Tank sẽ còn những bất ngờ nào khác? Tất cả sẽ có mặt vào lúc 11h 10 phút trên sóng VTV3 ngay trong ngày thứ 7 tuần tới.

Link full tập 6: https://www.youtube.com/watch?v=r_csOHN9JRI&feature=youtu.be

Thông tin thêm truy cập Fanfage: #sharktankvietnam; website:sharktankvietnam.com.vn

MYCAFE – Café Matcha là thương hiệu Nhật Bản, sản phẩm của công ty Suntory Pepsico Việt Nam.

Được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng 5 năm 2017 với hương vị cà phê sữa Matcha dạng đóng lon, MYCAFE mong muốn mang lại sự phá cách cho thị trường cà phê và phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Việc trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của MYCAFE “Giới trẻ đừng ngại khó, đã có MYCAFE lo”.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm