Sen Hồ Tây lên ngôi, chủ đầm sen trúng đậm tiền triệu

Giá chung của các đầm sen ở hồ Tây, chỉ cần gửi xe và bước qua cổng, mỗi người đã mất 50.000 đồng. Chỉ vậy, ở những tuần cao điểm, các chủ đầm cũng đã bội thu tiền triệu mà không cần mang sen đi bán.

Vào giữa hè tháng 6, các đầm sen ở hồ Tây lại náo nức như trẩy hội, dòng người xúng xính yếm đào, áo dài, váy đụp để “săn’ ảnh đẹp cùng hoa sen. Nếu như những năm về trước, việc đến ngắm rồi chụp cùng sen ở các đầm ven thành này là tự nhiên, miễn phí thì giờ đây, các đầm sen đã trở thành địa chỉ dịch vụ mất tiền và chụp ảnh sen cũng trở thành trào lưu mỗi khi hoa nở. Ấy nên, mùa hè hoa sen lên ngôi, theo đó mà các chủ đầm cũng thu bội tiền triệu từ nhiều dịch vụ.
 
Thị trường đầm sen cạnh tranh khốc liệt

 

Thị trường đầm sen cạnh tranh khốc liệt

 

Cứ độ đầm sen hồ Tây vào mùa nở hoa cũng là lúc các dịch vụ ăn theo nở rộ tiền. Không phải ngẫu nhiên mà các chủ đầm sen “ém hàng” hay tu bổ khung cảnh xung quanh để chờ ngày “xuất chiêu” câu khách đến đầm nhà mình chụp hình.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Ngay từ đầu tháng 4, để thu hút khách và đặt mối khách quen, các chủ đầm đã lập ra các chòi rơm, cầu tre hay tự tạo ra các cây hoa giả để tô điểm thêm. Thậm chí, họ còn thuê một đội ngũ chuyên chụp ảnh đứng sẵn ven bờ để “câu” khách thuê dịch vụ chụp với giá hơn sàn.

 

Yếu tố quyết định sức cạnh tranh của các đầm sen chính là hoa sen, nếu đầm nào có nhiều sen nở, rực hồng, vươn cao và lộ rõ đài sen thì càng thu hút sự thích thú của người chụp. Vậy nên, không phải đầm sen nào ở hồ Tây cũng chật kín người mà có đầm đã phải mở cửa miễn phí khi có rất ít hoa hoặc hoa xấu.

 

Ngoài ra, nếu đầm sen nào không có sự chuẩn bị chu đáo về chỗ gửi xe, điểm ăn uống nghỉ ngơi và nhà vệ sinh thì khó lòng “cướp” được ánh nhìn của các thiếu nữ và phó nháy. Bởi lẽ, khi đến chụp ảnh, họ quan tâm trước mắt là đầm sen đẹp và thuận tiện cho việc chuẩn bị cho cuộc “săn” ảnh đẹp.

 

Các đầm sen hồ Tây cạnh tranh với nhau. Nếu đầm không đẹp thì chỉ còn cách miễn phí để giữ khách.
Các đầm sen hồ Tây cạnh tranh với nhau. Nếu đầm không đẹp thì chỉ còn cách miễn phí để giữ khách.

 

Anh T (nhân viên của một đầm sen) cho biết: “Không phải cứ đến đầm sen hồ Tây là chụp được ảnh, vì có nhiều đầm không có hoa, sen xấu và khung cảnh không hữu tình nên sẽ khó chụp. Ở một số đầm đẹp thì lượng người kéo đến đông, nhiều lúc tắc nghẽn đường đi, chen lấn, xô đẩy rồi dẫm đạp hoa đến nát khiến chủ đầm phải mời ra khỏi đầm và tạm ngừng bán vé”.

 

“Để thu hút được khách đến chụp, các chủ đầm phải có sự chuẩn bị trước đấy một năm. Đầm phải được đảm bảo để nguyên vẹn, không sới đất trồng cây khác mà chỉ để trồng hoa sen, như vậy đến mùa sen mới to, đẹp và nở rộ. Như đầm bên cạnh ka không ai đến chụp là do chủ đầm xen canh, trồng cây khác nên khi đến mùa sen không nở kịp mà chỉ có lác đác một số sen nhỏ, toàn lá”. Anh T cho biết thêm.

 

Sen không bán, chỉ ngắm thôi!

 

Đến một đầm sen đẹp ở hồ Tây để chụp ảnh thì phí trả của khách ít nhất cũng là tiền trăm. Với giá từ 30.000 – 50.000 đồng vé vào cửa; 10.000 đồng gửi xe; 100.000 – 120.000 đồng nếu thuê áo yếm, váy đụp, áo dài; 50.000 đồng nếu trang điểm; 400.000 đồng nếu thuê thợ chụp ảnh chưa kể tiền nước uống, dịch vụ khác…

 

Có thể nói, đây là giá chung của các đầm sen ở hồ Tây, chỉ cần gửi xe và bước qua cổng, mỗi người đã mất 50.000 đồng. Chỉ vậy, ở những tuần cao điểm, các chủ đầm cũng đã bội thu tiền triệu mà không cần mang sen đi bán.

 

Một nhân viên thu tiền của một đầm sen gần công viên nước Hồ Tây cho hay, kể từ đầu tháng 6, mỗi ngày đầm của anh tiếp hơn 400 lượt khách đến tham quan, chụp ảnh. Nếu tính trung bình, phí vào cửa chụp, thuê đồ, ăn uống thì mỗi người sẽ phải chi 200.000 – 400.000 đồng. Do đầu mùa, sen nở rộ đẹp nên nhiều người kéo tới đông, họ thường đi theo nhóm vào buổi sáng hay chiều tà. Tính ra, chỉ cần một tháng mở dịch vụ này thì thu nhập gấp 10 lần so với việc hái sen đi bán.

 

Giải thích lý do không bán sen dù có người tìm đến tận đầm, nhân viên này cho hay, do đang trong đợt cao điểm, mọi người kéo đến đầm chụp ảnh nhiều nên không thể bán. Những người đến hỏi mua toàn mua số lượng lớn, nếu bán thì sẽ rất phí, không đủ hoa, đầm không đẹp thì sẽ không có khách tìm đến. Chỉ khi khách đến chụp, mua sen với số lượng ít từ 10 đến 20 bông thì bán với giá 10.000/bông, như vậy sẽ lãi nhiều hơn khi bán cho thương lái với giá 2.000 đồng.

 

Kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ ăn theo

 

Tại các đầm sen, dịch vụ nổi bật hơn cả là cho thuê trang phục và trang điểm tại chỗ với “chuyên gia của nhà”. Phần lớn, khách đến đây chụp ảnh đều thuê trang phục với giá gấp đôi so với các cửa hàng cho trang phục biểu diễn ở ngoài. Bộ quần áo yêm, váy đụp có giá thuê 100.000 đồng, áo dài 90.000/bộ, quần áo nâu 80.000/bộ. Ngoài ra, chủ đầm còn cho thuê các dụng cụ đi kèm như nón lá, gáo múc, quạt…

 

Một dịch vụ nữa dễ “móc” tiền của khách ở các đầm sen chính là thuê phó nháy, nếu những ai không có tay máy nào đi cùng thì chắc chắn chỉ cần nhìn sen, khung cảnh đẹp sẽ kết nối ngay với chủ đầm để xin thuê một phó nháy với giá 400.000 đồng.

 

Các đầm sen hồ Tây cạnh tranh với nhau. Nếu đầm không đẹp thì chỉ còn cách miễn phí để giữ khách.
Các dịch vụ ở đầm sen cũng lên ngôi, thuê trang phục, rang điểm là dịch vụ nổi bật và kiếm nhiều tiền.

 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ thì hãy bắt đầu cuộc “săn” ảnh đẹp cùng sen với những kiểu tạo dáng đáng nhớ. Nhưng hãy nhớ, khách muốn ngồi trên bè để chụp ảnh trong đầm sen thì hãy hỏi có mất phí hay không. Bằng không, khi đã thỏa thích chụp ảnh trên bè xong, khách phải ngớ người khi rút ví chi trả 20.000 đồng.

 

Chưa hết, những dịch vụ đồ ăn nước uống tại đầm sen cũng rất kịp thời thoả mãn nhu cầu giải khát của khách hàng trong những ngày nắng nóng, oi bức dẫu rằng mặt hàng chưa thật sự phong phú.

 

Với cách nắm bắt nhu cầu khách hàng sát sao, nhạy bén và tận tình như thế này, các đầm sen hồ Tây nhanh chóng kiếm bộn tiền mà hầu như giữ được nguyên vẹn cả đầm sen hồng thơm ngát dù hơi chật bóng người.

 

Theo Hữu Tuấn

 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”