1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hà Nội:

Sau vụ 14.000 thuê bao bị nghe lén: Siết quản lý đường hàng không

(Dân trí)- Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài đã tiến hành rà soát, tăng cường kiểm tra hàng hoá nhập cảnh. Hiện tại, chưa phát hiện trường hợp nhập phần mềm, thiết bị nghe lén qua đường hàng không.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Vàng giảm giá, chênh lệch gần 3 triệu đồng/lượng
* Hoàn thành CPH 10 tổng công ty giao thông vận tải
* “Kiểm ngư, Cảnh sát biển, ngư dân không nhân nhượng bất cứ kẻ thù nào”
* Làng Pháp bỏ hoang và nỗi ám ảnh dân giàu Hà Nội

Liên quan đến vụ phát hiện chấn động hơn 14.000 thuê bao điện thoại di động bị Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng nghe lén khiến dư luận bàng hoàng, ngày 2/7, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Nguyễn Văn Chiến khẳng định, đang tăng cường giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập khẩu phần mềm và thiết bị nghe lén qua đường hàng không.
 
Cũng theo ông Chiến, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã họp và chỉ đạo các đội nghiệp vụ khẩn trương rà soát, làm rõ hàng hóa nhập cảnh, ngăn chặn các trường hợp nhập khẩu phần mềm và thiết bị nghe lén.
 
Chưa phát hiện nhập khẩu thiết bị nghe lén qua đường hàng không

Chưa phát hiện nhập khẩu thiết bị nghe lén qua đường hàng không

Sau hơn 1 tháng tăng cường kiểm tra cho thấy, lực lượng hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài chưa phát hiện trường hợp nhập phần mềm nghe lén, thiết bị nghe lén vào nội địa qua đường hàng không.
 
Mặt khác, ngày 1/7, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) cho biết: “Các thuê bao bị nghe lén chủ yếu là vợ chồng, những cặp yêu nhau mà không phải là những thông tin liên quan đến an ninh hoặc bí mật kinh tế. Việc thông báo đến những thuê bao bị nghe lén cần phải cân nhắc, vì việc này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ".
 
Theo Đại tá Dương Văn Giáp, hơn 14 nghìn thuê bao điện thoại đã bị Công ty Việt Hồng cài đặt phầm mềm nghe lén vì khách hàng của họ muốn biết “lời ăn tiếng nói” người bị theo dõi. Chẳng phải tự nhiên công ty này lại đi làm việc phi pháp, mà vì “có cầu ắt có cung”. Chi phí thuê mướn dịch vụ này mỗi tháng vài trăm nghìn, thậm chí bạc triệu và đối tượng bỏ tiền ra cài Ptracker vô cùng phong phú, đủ mọi tầng lớp trong xã hội.
 
khách hàng của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng có một điểm chung là người theo dõi và người bị theo dõi đều là những người thân quen với nhau. Khách hàng mua Ptracker không phải là những kẻ thừa tiền để đi làm cái việc lén lút này. Họ mang nỗi đau vì không còn tin tưởng chính những người xung quanh. Hết tin tưởng nên họ tìm đến Ptracker để kiểm soát, kiểm chứng lời nói, hành động của nhau. Chinh những người sống trong cùng một nhà, ngủ trên cũng một giường, chung mâm chung bát nhưng lại không tin tưởng mà lén lút theo dõi nhau.
 
Đại tá Dương Văn Giáp cũng đưa ra lời cảnh tỉnh đến người dân cần nâng cao nhận thức pháp luật, không được cài đặt, giám sát máy điện thoại và đời tư của người khác, không xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
 
Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm