Rộ trào lưu kinh doanh ăn theo "chú chim" Flappy Bird

(Dân trí) - Dù Flappy Bird đã bị chính "cha đẻ" tuyên bố "khai tử", nhưng một khi vẫn còn người chơi, vẫn còn sự tò mò và hiếu kỳ tồn tại thì cơ hội kiếm tiền từ hình ảnh Flappy Bird vẫn còn giăng khắp với giới kinh doanh, buôn bán.

Vào khoảng 1h sáng 10/2/2014, Flappy Bird – trò chơi khiến cả thế giới điên đảo đã chính thức bị “cha đẻ” là lập trình viên Nguyễn Hà Đông rút xuống khỏi hai gian ứng dụng dành cho hệ điều hành iOS và Android đúng như tuyên bố tác giả Hà Đông 24 giờ trước đó.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


Chưa dứt những tranh cãi xung quanh câu chuyện này như cách ứng xử với những người lập nghiệp trẻ, sự trân trọng đối với những sáng tạo mang tính toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hay các vấn đề pháp lý liên quan…

Tuy nhiên, có một thực tế là còn tranh cãi, còn người chơi thì Flappy Bird vẫn còn chưa “chết” và thậm chí còn “sốt” hơn, nhất là với giới trẻ trong các cộng đồng game khi trò chơi đang gây “náo loạn” và hiếu kỳ này không còn được cung cấp chính thức nữa.

Do vốn dĩ việc gỡ bỏ Flappy Bird được Nguyễn Hà Đông công bố trước nên cư dân mạng đã có thời gian để tranh thủ tải về máy. Vì vậy, thật khó tưởng tượng, cái chết của một “chú chim trò chơi” lại có thể khiến cộng đồng online dậy sóng như vậy trong những ngày qua.

Flappy Bird trở thành một từ khóa “hot” nên việc chinh phục Flappy Bird, việc đề cập đến từ khóa này phần nào phản ánh mức độ cập nhật thông tin của người dùng internet Việt Nam.

Cơn say Flappy Bird vẫn chưa hạ nhiệt với giới trẻ.

"Cơn say" Flappy Bird vẫn chưa hạ nhiệt với giới trẻ.

Đăng nhập Facebook ở thời điểm này người ta vẫn thấy liên tục những hình ảnh cập nhật của người chơi về mức độ tiến bộ trong chinh phục Flappy Bird. Không phải là trò chơi dễ kiếm điểm nhưng lại gây căng thẳng, tạo sự kích thích nên mặc dù hình ảnh được cho là không độc đáo, có phần cũ kỹ, Flappy Bird vẫn “khiêu khích” người dùng ngay cả khi bị tuyên bố gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng lớn.

Điều thú vị là, đánh vào tâm lý lưu luyến, tiếc nuối của người chơi cũ, tính hiếu kỳ của những người chưa từng chơi qua, các hình thức kinh doanh độc đáo, thậm chí “khó đỡ” ăn theo Flappy Bird cũng xuất hiện như nấm sau mưa.

Ngay sau khi game Flappy Bird bị tuyên bố “khai tử” thì nó đã trở thành một vật đính kèm với giá “hời” để buôn bán các mặt hàng như iPhone, quần áo…

Trong ngày 10/2, nếu như tác giả Nguyễn Hà Đông đang phải “đau đầu” với quyết định gỡ bỏ “đứa con” tinh thần của mình thì trên những diễn đàn mua bán, hình ảnh Flappy Bird đã tràn ngập. Thậm chí một chiếc iPhone 5S cũ màu xám 16GB được ra giá tới 1.499 USD trên Ebay, đắt gấp đôi giá bán iPhone 5S mới chỉ vì khía cạnh “độc” là đã được cài đặt trò chơi Flappy Bird. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, riêng giá trị của Flappy Bird “bán kèm” ở sản phẩm này đã lên tới 700-800 USD!!!

Cơn say Flappy Bird vẫn chưa hạ nhiệt với giới trẻ.
Hay như tại Việt Nam, có cửa hàng di động cũng thêm vào hoạt động bán hàng của mình chương trình “Thách đấu Flappy Bird” để nhận được một sản phẩm điện thoại HTC.

Phổ biến nhất là hình thức kinh doanh áo phông có logo. Gắn với sự kiện Ngày lễ Tình nhân (Valentine) vào 14/2 sắp tới, các cửa hàng quần áo trực tuyến cũng “chớp thời cơ” bổ sung thêm mặt hàng áo đôi Flappy Bird nhằm tranh thủ thị hiếu người tiêu dùng.

Những chiếc áo này có mức giá 130-145 nghìn đồng/chiếc. Điều đáng nói là hình ảnh Flappy Bird đã được kinh doanh triệt để về mặt thương hiệu, cho dù “chú chim trò chơi” này không còn được bảo hộ bởi “cha đẻ” của nó.

Một hoạt động mua bán áo đôi Flappy Bird trên một trang thương mại điện tử.
Một hoạt động mua bán áo đôi Flappy Bird trên một trang thương mại điện tử.

Ngay cả trong cùng một “đấu trường” là cung cấp sản phẩm game, những trò chơi ăn theo Flappy Bird cũng gia tăng chóng mặt. Sau khi Flappy Bird bị gỡ bỏ thì những trò chơi với tên tuổi hao hao như “anh em sinh đôi”: Flappy Bee, Flappy birdie, Flappy Plane cũng xuất hiện và tăng hạng đánh giá rất hanh trong danh sách ứng dụng miễn phí. 

Trên App Store.

Trên App Store.
Trên App Store.

Trên Google Play.

Trên Google Play.

FoxNews.com sáng nay cũng đăng tải thông tin phản ánh, Flappy Bird dù được tuyên bố gỡ bỏ tại hai kho ứng dụng hàng đầu hiện nay là App Store và Google Play, nhưng vẫn xuất hiện các trang web như Flappybirds.com , FlappyBird.com , Flappybird.io. 

Trên Google Play.

Một tuyên bố trên FlappyBirds.com cho biết người dùng có thể chơi Flappy Bird miễn phí ngay cả khi nó đã không còn trong các kho ứng dụng.

Một người dùng Youtube mới đây còn đăng tải cách cài trò chơi này theo một cách khác thay vì tải qua Google play. 

Chưa tính toán được, với hình ảnh của Flappy Bird và với chính bản thân trò chơi Flappy Bird vẫn đang được kinh doanh bởi những người không phải là Nguyễn Hà Đông, họ sẽ thu được bao nhiêu phần doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, cái tên Flappy Bird thực sự là một cái tên có thể “hái ra tiền” (cho nhiều người kinh doanh).

Mai Chi
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước