Quy hoạch phát triển TP Huế: đòn bẩy cho thị trường BĐS

(Dân trí) - Việc chuẩn bị di dời hàng loạt các cơ quan hành chính về khu A KĐT An Vân Dương, hoàn thiện mạng lưới giao thông và đồng bộ hạ tầng giúp BĐS Huế năm 2018 có những bứt phá ngoạn mục.

“Cú húych” từ chính sách quy hoạch thành phố

Trong quy hoạch đô thị TP Huế, nhằm giúp Huế từng bước phát triển, sẽ mở rộng đô thị ra các vùng phụ cận: Hương Thủy - Thuận An - Hương Trà – Bình Điền mà trọng tâm là KĐT mới An Vân Dương với diện tích tăng gần gấp 5 lần so với hiện nay, lên 348km2. Định hướng Huế trở thành 1 trong 6 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam và là 1 trong 3 thành phố di sản của Đông Nam Á, với tư cách là thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á.

Bên cạnh các dự án cải thiện môi trường nước, nhiều điểm xanh, tuyến giao thông quan trọng cũng được Huế ưu tiên lựa chọn đầu tư, đặc biệt là các dự án để tăng kết nối vùng giữa các đô thị. Hiện tại, các tuyến đường nối Khu đô thị mới An Vân Dương với các huyện, thị xã Hương Thủy, Phú Vang đang được đẩy mạnh đầu tư, trong đó, đường Tố Hữu nối dài đã thông tuyến với đường Tự Đức - Thủy Dương; đường Hoàng Quốc Việt đoạn từ đường 56 ở An Cựu City đến Tự Đức - Thủy Dương cũng vừa hoàn thành đưa vào sử dụng, nối liền phường An Đông (TP Huế) với phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy). Sắp tới các tuyến nối Huế - Thủy Dương - Thuận An sắp hoàn thành tạo nên vành đai kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị phụ cận.

Nhiều dự án tại Huế rất chú trọng đến không gian xanh và quy hoạch hiện đại, thông minh, góp phần gia tăng tiện ích cho xã hội và thổi một hồn sống mới cho cố đô Huế.
Nhiều dự án tại Huế rất chú trọng đến không gian xanh và quy hoạch hiện đại, thông minh, góp phần gia tăng tiện ích cho xã hội và thổi một hồn sống mới cho cố đô Huế.

Tỉnh cũng đã lên đề án di dời trụ sở hàng loạt cơ quan tại trung tâm TP. Huế. Ông Trần Bá Mẫn - Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo kế hoạch thì từ nay đến cuối năm 2019, các sở ngành sẽ lần lượt di dời về Trung tâm hành chính công tập trung tại khu A KĐT mới An Vân Dương, giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư.

Với quỹ đất sạch dồi dào và những lợi thế về hạ tầng, giao thông và chính sách quy hoạch, phát triển, Huế sẽ là nơi các nhà đầu tư, các đại gia lớn của thị trường bất động sản “tranh chân” đặt chỗ thời gian tới.

Bất động sản Huế sôi động trước làn sóng đầu tư mới

Dù được nhận định là tiềm năng không kém Đà Nẵng - Quảng Nam với những ưu đãi về tự nhiên, giao thông vận tải, du lịch... nhưng BĐS Huế mới chỉ bắt đầu khởi sắc khoảng 2 năm trở lại đây, khi các ông lớn rục rịch “nhảy” vào thị trường này.

Có thể kể đến FLC với hàng loạt dự án tại TP Huế, huyện Phú Vang và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; Vincom với trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương, dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải - Mediterrano Resort có tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng, dự án Minh Viễn Lăng Cô với mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng; dự án Lăng Cô Laguna Resort có tổng đầu tư 875 triệu USD, dự án The Manor Crow Hue có tổng vốn đầu tư 620 tỷ đồng.

Dự án Apec Royal Park với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng tại khu B, KĐT mới An Vân Dương.
Dự án Apec Royal Park với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng tại khu B, KĐT mới An Vân Dương.

Các giao dịch diễn ra sôi động, đa dạng phân khúc, từ bình dân đến cao cấp, các trung tâm thương mại và dịch vụ, các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đỉnh điểm của làn sóng đầu tư Huế là khi dự án Apec Royal Park của tập đoàn Apec Group tại khu B KĐT mới An Vân Dương ra mắt phân khu Imperia Garden. Chỉ 20’ sau khi mở bán, toàn bộ giỏ hàng đợt 1 của dự án đã được khách hàng đặt chỗ. Bên cạnh các điểm mạnh của dự án: vị trí đắc địa, giao thông hoàn thiện, hệ thống tiện ích nội ngoại khu đa dạng, vượt trội, không gian xanh với quy hoạch hợp lý, chất lượng công trình tốt, thi công đúng tiến độ… thì điều này cũng chứng tỏ sức hút cực nóng của thị trường Huế, đặc biệt tại các phân khúc cao cấp, cho thấy làn sóng đầu tư đúng đắn của nhà đầu tư và khách hàng vào thị trường này.