Quả để "mốc meo" đem bán với giá hơn 200 nghìn đồng/quả mà vẫn đắt hàng
Loại quả này thực ra có lịch sử khá lâu đời. Tương truyền rằng Bát tiên (một nhóm tiên trong thần thoại Trung Hoa) trước đây đã sử dụng chúng kết hợp với các loại quả khác để làm thuốc. Tuy nhiên, quýt hồng hiện tại và quýt hồng của Bát tiên ngày xưa có chút khác biệt.
Quýt hồng là tên một loại dược liệu truyền thống của Trung Quốc, chúng thường được trồng ở khu vực Giang Tây, Hồ Nam, Quý Châu... thời gian thu hoạch tốt nhất là vào giai đoạn cuối thu, khi mà mùa đông sắp bắt đầu. Nhiều người cho rằng quýt hồng thực chất chỉ là vỏ của quả quýt sau khi được phơi nắng, nhưng hiện tại quýt hồng là một loại quả biến chủng được trồng trực tiếp. Không giống như quýt hồng trước đây, vỏ quýt hồng hiện tại dày hơn, nhiều thịt hơn và thường được cắt thành sợi khi sử dụng.
Quýt hồng thông thường đều phải trải qua rất nhiều công đoạn xử lý kỹ thuật. Đối với nhiều người, vỏ quýt hồng khi được phơi đen sì, bề mặt có nhiều chấm mốc là giai đoạn có giá trị nhất của chúng.
Như đã nói, quýt hồng là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong điều trị nóng trong người. Nếu cảm thấy nóng trong, có thể sử dụng quýt hồng ngâm trong nước cùng với một ít quả La Hán hoặc có thể trực tiếp bỏ chúng vào các loại trà và uống. Nhiều người có thể thắc mắc những quả quýt hồng mốc như vậy có thể dùng được lâu dài hay không? Có khi nào còn gây thêm bệnh không? Trên thực tế, mốc trên quýt hồng cũng giống với nấm mốc trên đậu phụ lông (một món ăn nổi tiếng của Trung Quốc) đều không có độc tính quá lớn, không những không khiến người ta bị nhiễm độc mà còn giúp giải độc khi uống quá nhiều rượu.
Trung bình 1 quả quýt hồng được bán với giá 80 nhân dân tệ (khoảng 274.000 đồng).
Giá trị dược liệu cao, cộng với quá trình tạo ra rất phức tạp, cần thời gian rất dài nên hiện tại trên thị trường quýt hồng có giá khá đắt, tùy vào kích thước quả nhưng trung bình đều được bán với giá 80 nhân dân tệ một quả (khoảng 274 nghìn đồng), một mức giá không hề dễ chịu.
Theo Như Nguyễn
Dân Việt