1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Phú Yên: Dân trồng mía “khó sống” khi nhà máy thu mua chênh nhau 100.000 đồng/tấn

(Dân trí) - Cùng là vùng nguyên liệu mía, nhưng nhà máy đường Tuy Hòa lại mua thấp hơn các nhà máy đường khác trong tỉnh Phú Yên tới 100.000 đồng/tấn. Việc làm này đã đẩy người trồng mía (đã ký hợp đồng bao tiêu với nhà máy đường Tuy Hòa) vào cảnh “khó sống”.

Người trồng mía huyện Sông Hinh (Phú Yên) yêu cầu nhà máy đường Tuy Hòa tăng giá mua mía

Huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hòa (Nhà máy đường Tuy Hòa) với diện tích hơn 5.000 ha. Từ đầu niên vụ 2018 - 2019, nhiều nông dân ký hợp đồng bao tiêu cây mía với nhà máy và được nhà máy tạm ứng tiền phân bón, chăm sóc… Khi đến ngày thu hoạch thì nhà máy này thuê vệ sĩ đến từng ruộng mía đã ký hợp đồng để “quản lý tài sản của công ty”, nghiêm cấm, ngăn cản các chủ mía xuất bán sang nhà máy khác.

m5.JPG

Người trồng mía huyện Sông Hinh gặp khó khăn khi nhà máy đường Tuy Hòa thu mua giá thấp

Qua tìm hiểu của PV, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 3 nhà máy đường đang hoạt động, thì nhà máy đường Tuy Hòa có giá thu mua thấp nhất.

Cụ thể: đối với mía đạt 10 chữ đường và đạt các tiêu chí về hoàn thành hợp đồng…, nhà máy đường Tuy Hòa chỉ mua với giá 750.000 đồng/tấn. Trong khi đó nhà máy Vạn Phát (huyện Sơn Hòa) mua giá là 820.000 đồng/tấn và nhà máy đường KCP (có hai nhà máy đặt tại huyện Sơn Hòa và huyện Đồng Xuân) với giá cao nhất là 850.000 đồng/tấn.

Với giá cả thấp và chênh lệch lớn giữa các nhà máy khiến nông dân ở huyện Sông Hinh đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

mia1.jpg

Huyện Sông Hinh tổ chức cuộc họp bàn về các bấp cập trong việc thu mua mía ở huyện Sông Hinh 

Tại cuộc họp bàn về các bấp cập trong việc thu mua mía ở huyện Sông Hinh vừa qua, nhiều khó khăn của nông dân thông qua các cán bộ đầu ngành ở xã đã được nêu lên để tìm cách giải quyết.

Ông Trần Văn Ân, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh cho hay: "Giá mía mà chúng tôi so sánh giữa 3 nhà máy trong tỉnh Phú Yên thì có sự chênh lệch với nhau. Cụ thể là nhà máy đường Tuy Hòa mua giá quá thấp, người nông dân họ cho rằng cùng một cây mía, nhưng vì sao lại chênh nhau cả 100.000 đồng/tấn. Nông dân họ muốn có sự bình đẳng trong vấn đề giá cả. Giá thị trường có thể lên hoặc xuống còn cơ chế giá trong một tỉnh thì phải được áp dụng như nhau".

mia2.JPG

Ông Trần Văn Ân, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây cho rằng việc nhà máy đường Tuy Hòa mua mía thấp hơn 100.000 đồng/tấn là điều bất hợp lý

Cùng chung quan điểm với ông Ân, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cũng cho rằng giá mía của nhà máy đường Tuy Hòa là quá thấp.

mia3.JPG

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ly khiến nghị tăng giá mía nếu không thì người dân phá mía trồng sắn, mất vùng nguyên liệu

“Tôi mong muốn Ban điều hành mía đường huyện Sông Hinh cũng như Ban điều hành mía đường tỉnh Phú Yên có sự điều chỉnh về giá làm sao chỉ có sự chênh lệnh nhỏ thôi để nông dân ổn định đời sống. Với năng suất mía đạt 60 tấn/ha mà giá mua chỉ 750.000 đồng/tấn thì nông dân chỉ cầm chắc lỗ...”, ông Hùng nói.

Tại cuộc họp, đại diện nhà máy đường Tuy Hòa đã không chỉ ra được vì sao lại có việc nhà máy này thua mua thấp hơn so với các nhà máy khác, mà chỉ nêu ra những khó khăn chung là giá đường thấp, chi phí sản xuất cao…

mia6.JPG

Tại cuộc họp đại diện nhà máy đường Tuy Hòa đã không chỉ ra được vì sao lại có việc nhà máy này thua mua thấp hơn so với các nhà máy khác

Ông Nguyễn Đình Chiến, đại diện nhà máy đường Tuy Hòa nói: “Hiện nay nhà máy thu mua với giá 750.000 đồng là đã lỗ vì giá đường bán buôn chỉ hơn 10.000 đồng, nhưng chi phí sản xuất ra 1 kg đường đã gần 11.000 đồng.

mia4.JPG

Đại diện nhà máy đường Tuy Hòa cho rằng với giá thu mua mía là 750.000 đồng/tấn và giá đường hiện tại lên trên 10.000 đồng thì nhà máy đã lỗ

Bây giờ mình phải cố gắng vì bà con trồng mía còn tồn tại thì doanh nghiệp mới tồn tại được nên nhà máy chấp nhận gánh cái lỗ này cho bà con. Giờ chỉ mong nhà nước có chính sách hỗ trợ cho ngành mía đường thì mới “thở” được…”.

Chủ trì cuộc họp, ông Đinh Ngọc Dạn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cho rằng: Cái khó khăn của nhà máy là lớn và cái khó đó cũng là cái khó chung của toàn ngành mía đường chứ không phải riêng ai. Vì cái khó đó mà tạo ra chênh lệch về giá mía quá lớn là rất tội người nông dân.

“Tôi đề nghị nhà máy đường Tuy Hòa, sau hội nghị này họp bàn lại để tăng giá mía lên, làm thế nào để đảm bảo sự công bằng. Nếu vấn đề này cứ tiếp diễn thì tranh chấp nguyên liệu chắc chắn sẽ xảy ra… Còn phần về kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho nhà máy và nông dân thì huyện sẽ có văn bản để trình lên cấp trên”, ông Dạn nói.

Trung Thi

bannerchan-bai-1520499512777326906926-15389023313932091006234.gif

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm