Phụ huynh Việt sốt sình sịch “săn” cặp chống gù chuẩn Nhật
Vào năm học mới, chiếc cặp chống gù “huyền thoại” của trẻ em Nhật Bản đang khiến phụ huynh châu Á sốt xình xịch săn tìm, tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều hàng nhái với vô số chủng loại khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của người dùng.
Đại diện nhà phân phối cặp chống gù của công ty cặp lừng danh Murase Kabanko Nhật Bản tại Việt Nam, JE Mart tại 81B Mai Hắc Đế-Hà Nội, cho biết việc lựa chọn một chiếc gặp chống gù chuẩn Nhật không khó, nhưng cũng không dễ…
Lý do khiến 100% trẻ em Nhật Bản dùng cặp chống gù
Đọc bất cứ cuốn truyện tranh Nhật Bản nào cũng có thể thấy hình ảnh những cô cậu học sinh tiểu học với chiếc balo vuông vắn sau lưng. Đây cũng là hình ảnh phổ biến trên đất nước Nhật. 100% trẻ em Nhật phải dùng cặp chống gù còn gọi là cặp randoseru, bởi trẻ em Nhật thường đi bộ tới trường và phải tự mình mang đồ dùng học tập cũng như các đồ dùng cá nhân mà không có sự trợ giúp nhằm giúp các em phát triển tính độc lập.
Một chiếc cặp có thể “tải” đủ sách vở, đồ ăn, vật dụng cá nhân mà không ảnh hưởng tới cấu tạo cột sống của trẻ đang trong giai đoạn phát triển là điều vô cùng quan trọng. Với trẻ nhỏ, giai đoạn tiểu học là giai đoạn cơ thể đang phát triển, việc ngồi học không đúng tư thế, đeo ba lô quá nặng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến cột sống và sự phát triển thể lực của các em sau này.
Chiếc cặp chống gù ra đời nhằm hóa giải nỗi lo của người Nhật dành cho thế hệ trẻ. Nó bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản từ thế kỉ 19. Và từ thập niên 60 của thế kỉ 20, chính phủ Nhật đã đưa nó vào danh sách các đồ dùng học tập thiết yếu đối với học sinh ở tất cả các trường từ thành thị đến nông thôn. Không chỉ là quy định bắt buộc đối với mọi học sinh tiểu học mà cặp randoseru còn là món quà mang tính biểu tượng tinh thần khi trẻ vào tiểu học. Chiếc cặp randoseru như món quà may mắn, cầu chúc trẻ học tập thành công.
Cũng chính vì tính chất“biểu tượng” này mà chiếc cặp chống gù Nhật Bản được sản xuất cực kỳ kỹ lưỡng, tỉ mỉ, có thể coi là một sản phẩm thủ công thượng hạng dành cho trẻ tiểu học.
Kích thước một chiếc randoseru thường là cao 30cm, rộng 23cm, dày 18cm đủ để đựng các loại sách vở A4 mà không bị quăn mép như các loại cặp khác. Cân nặng trung bình của cặp khoảng 0,9 - 1,2kg; bao gồm một ngăn lớn đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ đựng phụ kiện nên cặp đựng được rất nhiều đồ mà trông vẫn ngăn nắp, gọn gàng.
Giám đốc J-E mart Việt Nam (giữa) với nhà cung cấp cặp chống gù Murase Kabanko
Chất liệu cặp randoseru hoàn toàn bằng da, bên trong được gia công chống vi khuẩn, chống mùi hôi, bên ngoài được gia công chống nước nên đi ngày mưa cặp không bị ướt. Phần quai cặp được thiết kế 3D, có thể điều chỉnh khi bé lớn lên từ lớp 1 đến lớp 6. Phần bề mặt cặp áp vào lưng có đệm êm giúp giảm lực tiếp xúc với lưng trẻ và có khả năng thấm hút mồ hôi.
Vì sao gọi là cặp chống gù?
Điều đặc biệt của chiếc cặp này chính là khả năng chống gù lưng nhờ thiết kế phần dây và lưng cặp. Những chiếc cặp chống gù Randoseru lúc sơ khai được làm từ da bò và da lợn, sau được cải tiến sử dụng một loại da tổng hợp có tên Clarino có ưu điểm mềm, độ bền cao, nhẹ, giúp giảm trọng lượng cặp so với ban đầu tới 70%. Chất da này chống thấm nước, kháng khuẩn tự nhiên nên đi học gặp ngày mưa, sách vở cũng không bị ướt.
Dây đeo cặp chống gù Randoseru được thiết kế theo kiểu 3D có đệm mút, có thể điều chỉnh độ dài giúp trẻ khi đeo ôm sát cơ thể, không bị đau vai, chống xệ vai. Cặp Randoseru sau khi được cắt đo theo đúng tiêu chuẩn, sẽ được lót một tấm nhựa để giữ dáng cùng miếng đệm mềm mại, thông thoáng giúp chống gù lưng nhưng vẫn vô cùng thoáng mát. Từng đường kim mũi chỉ của từng chiếc cặp được làm một cách tỉ mỉ, cẩn thận, giúp nâng cao tuổi thọ của cặp, không thua kém những món túi xách đồ hiệu của các bà mẹ.
Với Việt Nam, tình trạng trẻ nhỏ phải còng lưng khoác những chiếc ba lô với rất nhiều sách vở nặng là một trong những lý do khiến thời gian gần đây, các bà mẹ liên tục “săn” cặp chống gù Nhật Bản để bảo vệ cột sống, sức khỏe cho con em mình.
Chọn cặp chống gù chuẩn Nhật như thế nào?
Do tình trạng “sốt” cặp chống gù trong thời gian gần đây tại Việt Nam nên trên thị trường hiện đang rầm rộ quảng cáo rất nhiều loại cặp chống gù khác nhau, với đủ loại giá gây hoang mang cho các phụ huynh. Trên các diễn đàn, các bà mẹ, ông bố thường thiết lập những tọa đàm về việc tìm mua cặp Randoseru "chuẩn Nhật". Sức hút từ cặp chống gù Nhật cũng khiến cho hàng fake (hàng nhái)nhan nhản trên thị trường.
Thực tế, ở Nhật Bản, có khá nhiều các hãng sản xuất cặp chống gù và đều là sản xuất thủ công. Một trong những thương hiệu lâu đời và được ưa chuộng phải kể đến thương hiệu Murase kabanko do ông Tatsuji Murase sáng lập từ năm 1957 (Website: http://www.murasekabanko.co.jp). Đến năm 1978, thương hiệu Murase kabanko đã chính thức giới thiệu loại cặp “Eddy” và nhanh chóng được người Nhật yêu thích bởi sự tinh xảo, tỉ mỉ và những tiêu chuẩn chuẩn mực của cặp được hãng đảm bảo từng chi tiết nhỏ. Nhìn những công đoạn thực hiện sản phẩm từ những người thợ lành nghề của hãng nâng niu tạo ra từng sản phẩm, có lẽ bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng muốn “xuống tiền” để sắm cho con mình 1 chiếc cặp.
Cũng vì quy trình sản xuất tỉ mỉ 100% bằng handmade từng đường kim mũi chỉ, trải qua hơn 200 công đoạn khác nhau dưới bàn tay cần mẫn của những người thợ, nên giá thành của cặp chống gù cũng không hề rẻ, tại thị trường Việt Nam mức giá dao động từ 3 triệu đến 7 triệu đồng, tùy loại và thương hiệu. Với tâm huyết mang được những sản phẩm cặp chống gù chất lượng tốt nhất Made in Japan đến với trẻ em Việt Nam, công ty cặp Murase Kabanko từ năm 2017 đã ủy quyền cho nhà phân phối JE Mart tại 81B Mai Hắc Đế-Hà Nội.
Còn, khi sờ vào cặp hàng nhái sẽ thấy ngay da cặp không được mịn màng, chất liệu cặp không đảm bảo, các đường nét không sắc nét như làm thủ công, độ thấm hút ở lưng cũng không tốt…
Trong tình hình hàng giả nhiều như hiện nay vì độ hot của cặp chống gù, khách hàng nên lựa chọn kỹ càng loại cặp để mua sẽ đảm bảo, an tâm đồng thời mới có được các tính năng ưu việt chuẩn Nhật..