Phát triển cây "tỷ đô" ở Việt Nam: Chưa đủ căn cứ khoa học

(Dân trí) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có đủ căn cứ khoa học để phê duyệt đề án phát triển cây mắc ca, vì vậy Bộ sẽ không cho phép trồng loại cây này trên quy mô lớn. Từ nay đến năm 2020 chỉ trồng 10.000ha cây mắc ca.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* “Giấy phép con” chằng chịt như… mớ dây điện
* Bắt một số cán bộ thuế chúng ta cũng đau đớn lắm
* Hà Nội: Kế hoạch chi hơn 50 tỷ đồng cắt tỉa, thay thế cây xanh
* Thị trường Nga vẫn là "miền đất hứa" với giới đầu tư nước ngoài
* Thị phần thép của Hòa Phát nâng lên 23%
* Việt Nam trước “bài toán khó” về quỹ lương hưu

Trước những luồng thông tin dư luận trái chiều thời gian gần đây về tiềm năng thực sự của cây mắc ca, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn vừa gửi báo cáo về phát triển cây mắc ca lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo.

Đồng thời, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng gửi công văn tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để định hướng phát triển cây mắc ca trong thời gian tới.

Cụ thể, cây mắc ca là loại cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch có vỏ cứng, nhân dùng trực tiếp làm thực phẩm hoặc chế biến các loại bánh, kẹo, thực phẩm…

Từ nay đến năm 2020 chỉ trồng 10.000ha cây mắc ca (Ảnh minh họa)
Từ nay đến năm 2020 chỉ trồng 10.000ha cây mắc ca (Ảnh minh họa)

Cây mắc ca ưa khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 200C đến 250C với lượng mưa hàng năm từ 1.500mm đến 2.500mm, độ cao so với mặt nước biển từ 300m đến 1.200m. Đất trồng mắc ca tốt nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất sâu, ẩm. Trồng cây mắc ca ở những nơi bị gió mạnh, sương muối, mưa phùn vào thời điểm thụ phấn sẽ giảm khả năng đậu quả.

Cây mắc ca được trồng nhiều ở Úc, Mỹ, Nam Phi, Kenya, và một số nước khác. Tổng diện tích khoảng 80.000ha, sản lượng 140.000 tấn quả/năm. Tại Úc, giá quả khô từ 1987 đến 2014 dao động khoảng 1,5-4,0 đô la ÚC/1kg (Tương đường 25.000-70.000đ/1kg). Gần đây, giá mắc ca có xu hướng tăng do nhu cầu trên thế giới tăng, chủ yếu ở khu vực châu Á. Nhiều nước trên thế giới mở rộng nhanh diện tích trồng mắc ca.

Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, khảo nghiệm giống ở nhiều địa phương trong cả nước gồm: Ba Vì (Hà Nội), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Binh), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Krông Năng (Đắk Lắk), Đắk Plao (Đắk Nông), Tân Uyên (Lai Châu), TP Thái Nguyên (Thái Nguyên), Lạc Thủy (Hòa Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa), Khe Sanh (Quảng Trị), Kbang (Gia Lai), Cầu Hai (Phú Thọ), Nam Đàn (Nghệ An), Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Đắk Hà (Kon Tum).

Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm cho thấy, cây măc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau. Ở các mô hình khảo nghiệm, có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5-21,5kg/cây, tương đương 3,9-4,7 tấn/ha/năm; thấp nhất đạt 9,4-12,4kg/cây, tương đương 1,9-2,5 tấn/ha/năm. Ở mộ số nơi cây khồn có quả.

Dựa trên kết quả khảo nghiệm và đề nghị của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca trong đó có 3 giống quốc gia và 7 giống tiến bộ kỹ thuật.

“Do mắc ca là cây trồng mới, quá trình khảo nghiệm cho kết quả còn khác nhau. Mặt khác cần xem xét kỹ các vấn đề về chế biến và thị trường. Do vậy, Bộ NN&PTNT chưa có đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca; quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương tập trung nghiên cứu và ban hành trong năm 2015,” Thứ trưởng Tuấn nêu rõ.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương hướng dẫn nông dân trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự; không triển khai trồng cây mắc ca trên quy mô rộng lớn trong các khu vực chưa được trông khảo nghiệm khẳng định hiệu quả.

Tổng diện tích trồng mắc ca cả trồng tập trung và trồng xen trên cả nước từ nay đến năm 2020 vào khoảng 10.000ha.

Các địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống, chỉ cho phép trồng các giống cây mắc ca được nhân giống vô tính (ghép, chiết) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được công nhận. Ngăn ngừa, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cung ứng, kinh doanh giống mắc ca không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật.

Thảo Nguyên

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”