Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp

Trường Thịnh Đào Nhân

(Dân trí) - Yếu tố quan trọng hướng đến phát triển bền vững là xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ, tìm đối tác cùng hướng đến các tiêu chuẩn chung. Khi chung tầm nhìn, gánh nặng quản lý chi phí sẽ nhẹ nhàng hơn, Phó tổng giám đốc SABECO nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác đa bên

Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) lần thứ 11 vừa diễn ra với chủ đề "Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin - Kiến tạo chuyển đổi". Sự kiện do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với hạt nhân là Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức thường niên từ năm 2014.

Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp - 1

Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) lần thứ 11 vừa diễn ra với chủ đề "Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin - Kiến tạo chuyển đổi".

Ở lần tổ chức này, VCSF tiếp tục khẳng định vị thế là nền tảng đối thoại hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp ở quy mô quốc gia về phát triển bền vững tại Việt Nam với hơn 400 đại biểu tham dự trực tiếp, hàng nghìn lượt theo dõi trực tuyến, cùng các chia sẻ, thảo luận sôi nổi với gần 30 diễn giả uy tín.

Những nội dung được thảo luận tại diễn đàn không chỉ có ý nghĩa chiến lược mà còn thực tiễn để thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, chung tay hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 (Net Zero 2050).

Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp - 2

Phó tổng giám đốc SABECO Larry Lee (ngoài cùng bên phải) tham gia phiên tham luận tại diễn đàn VCSF.

Đại diện ban tổ chức, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD nhấn mạnh, Net Zero là mục tiêu cấp bách, cần sự chung tay thúc đẩy chuyển đổi đồng bộ của tất cả các bên. Doanh nghiệp không chỉ là nhân tố đóng góp vào sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững mà còn thụ hưởng thành quả về uy tín thương hiệu, tăng trưởng dài hạn từ chính chiến lược phát triển bền vững.

Đồng tình với quan điểm trên, tại phiên tham luận diễn đàn, Phó tổng giám đốc SABECO Larry Lee cho rằng, yếu tố quan trọng trong quá trình hướng đến phát triển bền vững là xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ. Điều quan trọng là phải tìm đối tác có cùng tư tưởng, xem trọng sự phát triển bền vững và hướng đến tiêu chuẩn chung. Khi tất cả đều có chung tầm nhìn, gánh nặng quản lý chi phí sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp - 3

"Doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác đa bên để thúc đẩy hiệu quả quá trình chuyển đổi xanh hướng đến hiện thực hóa cam kết Net Zero", Phó tổng giám đốc SABECO Larry Lee chia sẻ tại phiên tham luận diễn đàn VCSF.

"Cộng đồng doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và kết nối với người tiêu dùng để các sáng kiến bền vững thực sự trở thành động lực tạo giá trị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác đa bên thông qua những nền tảng đối thoại như Diễn đàn VCSF để thúc đẩy hiệu quả quá trình chuyển đổi xanh hướng đến hiện thực hóa cam kết Net Zero. Khi đó, phát triển bền vững là động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp", Phó tổng giám đốc SABECO nhấn mạnh.

Chuyển đổi xanh thông qua đẩy mạnh nhiều chiến lược đa dạng

Với mục tiêu xây dựng SABECO trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành và tiên phong trong sáng kiến thúc đẩy sự phát triển tích cực và thịnh vượng chung cho cộng đồng doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc SABECO cho biết đơn vị chú trọng thực thi chính sách trách nhiệm xã hội, tập trung vào cam kết phát triển bền vững 4C: Country (Đất nước) - Culture (Văn hóa) - Conservation (Bảo tồn) - Consumption (Tiêu thụ). Đơn vị thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) bằng cách xác định và đánh giá chủ đề trọng yếu có tác động đến các bên liên quan trong hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh và các mục tiêu ESG ưu tiên.

Trước hết là môi trường, SABECO tích cực tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, cùng với việc tập trung tìm kiếm giải pháp và sáng kiến để cải tiến liên tục nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nguyên liệu, bao bì, năng lượng và nước.

Theo đó, hãng đã triển khai 2 giai đoạn của chương trình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại 17/26 hệ thống nhà máy. Toàn bộ hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại các nhà máy bia được ước tính sẽ đáp ứng gần 23% lượng điện tiêu thụ tại các nhà máy, giúp tiết kiệm 25 triệu kWh điện, tương đương 18.000 tấn CO2 được cắt giảm mỗi năm. Dự án sẽ đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của công ty vào năm 2050.

Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp - 4

SABECO đã triển khai lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại 17/26 hệ thống nhà máy, giúp tiết kiệm 25 triệu kWh điện, tương đương 18,000 tấn CO2 được cắt giảm mỗi năm.

Đại diện SABECO cho hay, hãng chủ động giảm lượng nước sử dụng khi sản xuất mỗi lít bia từ 5 lít (năm 2018) xuống còn dưới 3 lít (năm 2022); áp dụng hệ thống xử lý nước thải CIP; chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối (biomass) từ thực vật (như trấu, mùn cưa, vỏ hạt điều và lá cây) thay cho lò hơi đốt bằng nhiên liệu hóa thạch; ứng dụng giải pháp bao bì bền vững (vỏ lon mỏng hơn, hộp carton và chai bia nhẹ hơn) và tái sử dụng vỏ chai, vỏ lon bia…

Bên cạnh đó, từ tháng 8/2024, SABECO trở thành thành viên của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), hướng đến thực hiện hai trọng tâm: thông qua sự hỗ trợ từ PRO Việt Nam, SABECO tiếp tục củng cố và đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất tại công ty, đóng góp vào mục tiêu xanh của ngành và của đất nước. Đồng thời, cùng các doanh nghiệp khác đóng góp xây dựng những quy định chính sách liên quan đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất hiệu quả và phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Phát triển bền vững: Động lực để tạo giá trị, không phải gánh nặng cho doanh nghiệp - 5

SABECO chủ động giảm lượng nước sản xuất mỗi lít bia từ 5 lít xuống còn dưới 3 lít; áp dụng hệ thống xử lý nước thải CIP; chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối (biomass) từ thực vật  thay cho nhiên liệu hóa thạch.

Hành trình chuyển đổi xanh, đi tới Net Zero 2050 vẫn còn nhiều thách thức cho các quốc gia và nền kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

"Để củng cố niềm tin, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu Net Zero, chuyển đổi xanh, Việt Nam cần thực hiện chuyển đổi đồng bộ - từ nhận thức tới hành động, với sự vào cuộc, chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các bên liên quan. Đây cũng chính là thông điệp được truyền tải xuyên suốt qua những chủ đề được trình bày và thảo luận tại Diễn đàn VCSF 2024", đại diện ban tổ chức khẳng định.