TPHCM:

“Phân lô, bán nền” cho… người chết

(Dân trí) - Khi bất động sản liên tục chạm đáy, nhiều chủ đầu tư đã chuyển sang đầu tư, kinh doanh đất nghĩa trang. Hàng loạt nghĩa trang tư nhân mọc lên “như nấm sau mưa” vì khoản lợi nhuận “khủng” thu được từ việc phân lô, bán nền cho… người chết.

“Sống cái nhà, chết cái mồ”

Những ngôi mộ nằm ở vị trí mặt tiền có giá hàng chục triệu đồng
Những ngôi mộ nằm ở vị trí "mặt tiền" có giá hàng chục triệu đồng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Hai mặt của hiện tượng xuất siêu
* Hết năm, bầu Đức sẽ “đút túi” thêm 3.217 tỷ đồng
* “Ông trùm chân dài” Vũ Khắc Tiệp xin lỗi Vietjet vì vụ rò rỉ ảnh quảng cáo bikini
* Cho người nước ngoài mua nhà tại VN: Chưa mở đã… siết
* Sẽ chất vấn Bộ trưởng TN-MT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
* Sắp có quy định về phong toả tài sản đối tượng thanh tra

Những năm gần đây, hầu hết các nghĩa trang nhà nước ở TP.HCM và các đô thị lân cận đều trong tình trạng quá tải. Nhiều người quan niệm “sống cái nhà, chết cái mồ” khiến việc nở rộ các nghĩa trang tư nhân càng nhiều hơn. Mặt khác, những nghĩa trang lớn như Bình Hưng Hoà, Gò Dưa đều đã chật kín và nhà nước cũng đang bắt đầu di dời ra những nghĩa trang ngoại thành nên hình thức kinh doanh nghĩa trang càng phát triển.

Trong vai người đi tìm huyệt cho những người quá cố, PV Dân trí đã thâm nhập nhiều nghĩa trang tư nhân ở quận Thủ Đức, Bình Chánh, quận 12. Ghi nhận thực tế cho thấy, mức giá cho mỗi cho một ngôi mộ với diện tích khoảng 6m2 sẽ giao động từ 30 đến 70 triệu đồng.

Ông Linh, chủ một nghĩa trang tư nhân ở Thủ Đức cho biết, từ năm 1990 nghĩa trang Gò Dưa đã hết những vị trí đắc địa, nhiều gia đình có nhu cầu đã tìm đến mua đất huyệt của những nhà dân có đất liền kề với nghĩa trang. Khi đó giá đất mộ còn rất rẻ nhưng thời gian gần đây thì càng ngày càng tăng cao và giá cả cũng thay đổi liên tục. Chính vì việc bán “đất nền” cho người chết cực dễ, giá cả lại cao nên nhiều bắt đầu đi gom đất để mở nghĩa trang tư nhân. Ngoài huyệt đơn thông thường, nhiều nghĩa trang còn dành cả khu đất rộng cho những gia đình muốn mua huyệt lớn hay huyệt chung cho cả dòng họ.

Theo số liệu trung bình mỗi năm ở ba tỉnh thành TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai có hơn 60.000 người chết và phải cần vài chục hecta đất để làm nghĩa trang. Theo dự kiến, đến năm 2050 ba tỉnh thành này sẽ có khoảng 900ha đất dành cho các dự án nghĩa trang kết hợp với công viên.

“Sốt” đất nghĩa trang

Nhiều nghĩa trang tư nhân ở TP.HCM đang sốt
Nhiều nghĩa trang tư nhân ở TP.HCM đang "sốt"

Không chỉ ở TP. HCM, những tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai dịch vụ kinh doanh nghĩa trang cũng ngày càng nở rộ. Phổ biến nhất ở nghĩa trang ngoại thành là mô hình kết hợp giữa nghĩa trang với công viên, nghĩa trang sinh thái để thu hút giới nhà giàu. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hoa Viên nghĩa trang ở huyện Bến Cát (Bình Dương), An Viên Vĩnh Hằng ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Sơn Trang Tiên Cảnh ở huyện Hòa Thành (Tây Ninh)...Chủ đầu tư của những nghĩa trang tư nhân không chỉ là doanh nghiệp trong nước mà có cả doanh nghiệp nước ngoài.

Tại mỗi nghĩa trang giá cả cũng khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí và hướng của huyệt. Trung bình giá  một huyệt phổ thông ở TP HCM khoảng 30 triệu đồng, ở các tỉnh lân cận có giá khoảng 20 triệu đồng. Tuy vậy, ở mỗi nghĩa trang đều có những vị trí đắc địa và giá cả lên đến vài trăm triệu đồng.

Cụ thể, nghĩa trang Đa Phước (TP. HCM) có hai kiểu mộ được thiết kế sẵn và hoàn toàn do ban quản lý xây dựng. Khu mộ phổ biến với diện tích 1,2x2,2m có giá khoảng 30 triệu đồng/mộ với chất liệu là đá thường và khoảng 60 triệu đồng nếu sử dụng đá hoa cương. Những gia đình muốn xây theo kiểu nhà mồ với diện tích 3x4m bằng đá đen Ấn độ, kim sa, xà cừ thì giá thấp nhất cũng lên đến cả trăm triệu đồng.

Ở nghĩa trang chùa Hoằng Pháp (H.Hóc Môn) giá xây mộ bằng đá thường, đá hoa cương cũng lên đến 70 triệu đồng/mộ, kiểu nhà mồ đơn khoảng 150 triệu đồng, kiểu nhà mồ đôi có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.

Theo nhận định của giới kinh doanh bất động sản, hình thức kinh doanh nghĩa trang đã phổ biến ở các nước phát triển từ rất lâu. Ở Việt Nam hình thức trên cũng chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây và đa số đều là tự phát, chưa có sự quy hoạch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức kinh doanh có sự ổn định và mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.

Xuân Hinh - Trung Kiên
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”