1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Làm giàu không khó:

Nông dân thu hàng trăm triệu đồng nhờ trồng chanh tứ quý

Với năng suất ban đầu khoảng từ 50kg - 70kg một gốc, nhân với giá bình quân khoảng 15 -17 nghìn/kg thì 1ha, gia đình ông Hướng thu về khoảng 6 đến 7 trăm triệu đồng.

Xã An Sinh, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) được biết đến là vùng đất vốn chuyên trồng na dai rất hiệu quả, song với suy nghĩ phá thế độc canh cây na để tăng thu nhập, gia đình ông Bùi Văn Hướng ở thôn Lục Dong đã mạnh dạn chuyển đổi 1 phần diện tích để trồng cây chanh tứ qúy. Hiện gia đình ông Hướng cũng là hộ đầu tiên của xã An Sinh nói riêng và thị xã Đông Triều nói chung đã trồng thành công giống chanh tứ quý này.

 

 

Trồng chanh tứ quý cho gia đình ông Bùi Văn Hướng thu nhập
hàng trăm triệu đồng
Trồng chanh tứ quý cho gia đình ông Bùi Văn Hướng thu nhập hàng trăm triệu đồng

 

 

Hãy chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, làm giàu của bạn với chúng tôi về email:kinhdoanh@dantri.com.vn

Tháng 8 năm 2013, gia đình ông Bùi Văn Hướng đã đưa mô hình chanh tứ quý vào trồng. Đây cũng là mô hình được trồng thí điểm ở Đông Triều do chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao thu nhập cho hội viên của Hội cựu chiến binh thị xã. Với sự hỗ trợ vốn vay của Hội cựu chiến binh, ông Hướng đã mua 160 cây giống ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với giá trị 120 triệu đồng về trồng xen canh với các loại cây ăn quả khác. Sau hơn 1 năm, vườn chanh tứ quý của gia đình ông đã bắt đầu được thu 4 vụ quả một năm.

 

Ông Hướng cho biết: Với năng suất ban đầu khoảng từ 50 đến 70kg một gốc, nhân với giá bình quân khoảng 15 đến 17 nghìn/kg thì 1ha tôi thu về khoảng 6 đến 7 trăm triệu đồng, so với trồng na cao gấp đôi.

 

 

Giống chanh tứ quý dễ trồng và phù hợp với đồng đất Đông Triều
Giống chanh tứ quý dễ trồng và phù hợp với đồng đất Đông Triều

 

 

So sánh từ thực tế bên cạnh việc duy trì diện tích trồng na dai truyền thống và chuyển đổi một phần diện tích đất sang trồng chanh tứ quý cho thấy giống cây này rất dễ trồng, sai quả và lại không hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật. Hiện từ 5 sào trồng thí điểm ban đầu đến nay gia đình ông Hướng đã mở rộng lên 8 sào với 200 gốc chanh tứ quý.

 

Ông Phạm Duy Khiêm – Chủ tịch UBND xã An Sinh: Chanh tứ quý khi đưa về trồng tại Đông Triều đã phát triển tương đối tốt, sâu bệnh ít và cho thu hoạch quanh năm. Thị trường tiêu thụ của giống chanh này cũng rất tốt, thương lái đến tận vườn thu mua nên chúng tôi đang khuyến khích tham gia trồng giống cây này.

 

Qua thực tế trồng, chanh tứ quý là cây cho thu hoạch và xoay vòng vốn nhanh, phù hợp với tập quán canh tác của người dân vùng nông thôn ở Thị xã Đông Triều. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng khi đưa cây chanh tứ quý vào trồng đại trà với quy mô lớn thì cũng gặp phải không ít những khó khăn. Vì vậy, để mô hình trồng chanh tứ quý mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền về chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng quy hoạch vùng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

 

Theo Hải Hà
VietQ

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm