1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

An Giang:

Nông dân nuôi cá tra khóc ròng, nghi bị đại gia thủy sản lừa, ôm tiền tỷ bỏ trốn

(Dân trí) - Sau khi bán cá cho doanh nghiệp theo hợp đồng trong “chuỗi liên kết”, các hộ dân chờ mãi không thấy DN đến trả tiền, trái lại, ngân hàng còn đến siết nợ. Các nông dân đến công ty hỏi thăm thì Tổng giám đốc được cho là đã đi nước ngoài nhiều tháng và đến nay chưa về.

Theo hồ sơ các hộ dân ở An Giang bị Công ty TNHH sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Thuận An (Tafishco) nợ hơn 80 tỉ đồng thì sự việc bắt đầu từ cái “bắt tay 3 nhà” (doanh nghiệp, Ngân hàng và nông dân) trong chuỗi liên kết nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang.

Từ chủ trương đúng đắn này của Nhà nước, năm 2014, UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt cho vay thí điểm dự án Chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh An Giang.

Cụ thể, là sự tham gia giữa 3 bên gồm: Cty Thuận An, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang và các hộ nuôi cá tra. Trong đó, người nuôi được vay vốn từ Argibank An Giang nhưng không nhận tiền mặt mà thông qua việc nhận thức ăn nuôi cá được Argibank trả tiền thay… Cá nuôi đến định kỳ sẽ được bán “độc quyền” cho Cty Thuận An, sau đó Cty này sẽ thanh toán tiền cho người nuôi sau khi trừ đi khoản tiền mua thức ăn mà các hộ dân đã nhận trong vụ nuôi do ngân hàng đã trả trước đó.


Nhiều nông dân trong chuỗi lên kết tiêu thụ cá tra ở An Giang lâm vào cảnh nợ nần khi chủ Công ty Thuận An được cho là đã bỏ đi nước ngoài

Nhiều nông dân trong chuỗi lên kết tiêu thụ cá tra ở An Giang lâm vào cảnh nợ nần khi chủ Công ty Thuận An được cho là đã bỏ đi nước ngoài

Trong khoảng 2 năm đầu, bà con nuôi cá rất phấn khởi, vì dự án đã tạo đầu ra hiệu quả, nâng cao giá trị cũng như thu nhập cho người nuôi cá tra. Tuy nhiên, từ tháng11/2016, họ mới nghe tin, lãnh đạo Cty Thuận Anđi “công tác nước ngoài”, sau đó không trở về khiến các hộ nuôi cá lâm vào cảnh điêu đứng.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp (hộ nuôi cá tra trong dự án này, TP.Long Xuyên) cho biết: Vụ cá vừa rồi ông thu hoạch được 250 tấn. Tháng 7/2016, Cty Thuận An đến ký hợp đồng bắt cá với tổng giá trị khoảng 5 tỉ đồng. Sau khi trừ khoảng 4 tỉ đồng số tiền tui vay ngân hàng, Cty Thuận An trả phải tra cho ông Nghiệp khoảng 100 triệu đồng, rồi trả thêm cho ngân hàng được 900 triệu đồng. Tuy nhiên, Cty Thuận An đến giờ chưa trả tiền, còn ngân hàng thì bắt ông Nghiệp trả nợ.


Trụ sở Công ty Thuận An

Trụ sở Công ty Thuận An

Tương tự, một hộ nuôi cá khác là ông Nguyễn Văn Tấn cho biết thêm: “Theo hợp đồng nguyên tắc giữa các bên thì hộ nuôi chỉ được sử dụng vốn vay trong 7 tháng (bằng 1 vụ nuôi). Sau khi giao cá cho Cty Thuận An thì Cty này có trách nhiệm đáo hạn ngay với ngân hàng khoản vay của các hộ nuôi. Nhưng Cty Thuận An đã không thanh toán, đến nay, tổng số tiền chúng tôi bị quỵt là hơn 80 tỉ đồng”.

Hiện các hộ nuôi cá đã gửi đơn tố cáo đên các cơ quan từ tỉnh đến Trung ương, đồng thời có đơn cầu cứu Thủ tướng Chính phủ. Được biết, Công an tỉnh An Giang đã vào cuộc để xác minh làm rõ vụ việc. Và mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh An Giang về đề nghị chỉ đạo kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại của các hộ nuôi cá tra và thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả.

Nguyễn Hành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm