Nông dân đón tết trăm triệu với đặc sản tiến vua

Gà Đông Tảo, cá kho làng Vũ Đại, chim trĩ, gà chín cựa, cá anh vũ, chuối ngự... - đặc sản một thời giờ được săn lùng bất chấp giá cao ngất ngưởng. Nông dân nhờ bắt kịp xu thế trở nên giàu có, lại khôi phục được những giá trị ẩm thực tinh túy của dân tộc.

Từ ế ẩm đến 50 triệu đồng/đôi gà

Về làng Đông Tảo (xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết mới thấy hết được không khí chộn rộn của những ngày cuối năm ở làng đặc sản tiến vua này. Bỏ công việc bộn bề sang một bên, ông Lê Quang Thắng, chủ tịch Hội chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, dành cả buổi chiều để nói về huyền thoại gà Đông Tảo và những thành công của ngày hôm nay.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Đang tuyên án Huyền Như và đồng phạm

Gà Đông Cảo (hay Đông Tảo) là loại gà quý hiếm của Việt Nam, do dân làng Đông Tảo tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời. Tương truyền gà Đông Cảo là của ngon vật lạ cúng tiến vua chúa thời xưa. Nhiều người sính lễ nghĩa thường chọn làm đồ cúng tế. Cũng có người không nỡ giết thịt giống gà như một thứ ưu vật của đời, để nuôi làm cảnh.

Ông bảo. cách đấy 7-8 năm gà Đông Tảo được biết đến như gà Tiến Vua nổi tiếng nhưng khi người dân nuôi và đem ra chợ bán, ngồi từ sáng đến trưa không ai hỏi mua vì họ cho rằng đây là giống gà dị thường, chân to xấu xí, giá rẻ như gà quê mà khách vẫn ngoảnh mặt.

Tuy nhiên khoảng 3 năm trở lại đây, người dân đổ xô mua gà Đông Tảo. Cùng với sự bùng nổ truyền thông, gà Đông Tảo đã gây ấn tượng mạnh khi phát huy được lợi thế là “đặc sản tiến vua”, có giá cao ngất ngưởng. Kỷ lục một đôi gà Đông Tảo được bán với giá 70 triệu đồng năm 2013, năm 2014 giá thành vẫn ở mức rất cao từ 30-50 triệu đồng/đôi gà, trung bình từ 6-10 triệu đồng/con...

Nông dân đón tết trăm triệu với đặc sản tiến vua

Ông Thắng cho hay, việc nuôi gà Đông Tảo mới đây mới khôi phục và chuyển sang hướng kinh doanh, còn nuôi với số lượng lớn thì chỉ 2-3 năm lại đây. Mô hình cho hiệu quả kinh tế vô cùng lớn với hơn 2.000 hộ dân nuôi gà tại xã. Trước đây, người dân Đông Tảo chủ yếu sống nhờ lúa, ngô nay mỗi gia đình nuôi gà đã có thu nhập từ 100-300 triệu đồng/năm nhờ nghề nuôi gà. Đặc sản gà Đông Tảo được xuất đi Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Bình... bằng máy bay, taxi. Nói như vậy để thấy được giá trị kinh doanh của việc khôi phục sản vật tiến vua và sự sáng tạo của người nông dân khi tự làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - đặc sản gà chín cựa nổi tiếng về sự quý hiếm, đắt đỏ. Đó là con vật duy nhất có thật trong toàn bộ truyền thuyết này. Đặc biệt hơn, chúng lại chỉ xuất hiện tại bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vùng đất của các vua Hùng. Đặc điểm của giống gà 9 cựa giống thuần chủng này là có vóc dáng nhỏ, đuôi cong vút như cầu vồng. Chân to, khỏe, linh hoạt và mọc ở mỗi bên từ 3-5 cựa nối theo hàng. Cựa sừng trên cùng thì cong như lưỡi liềm. Tuy nhiên, đặc sản gà 9 cựa do bị săn bắt nhiều nên ngày càng khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Nắm bắt xu hướng thị trường, và quyết tâm không để giống gà truyền thống của cả làng bị mai một, nhiều hộ dân đã tìm mọi cách gây giống gà 9 cựa thuần chủng để cung cấp ra thị trường dịp Tết với giá vài triệu đồng/con. Gà chín cựa đã trở linh vật làm thay đổi cuộc đời của hàng ngàn người dân xã Xuân Sơn.

Kiếm bộn tiền nhờ đặc sản tiến vua

Thời nay, những đặc sản tiến vua được “đặc cách” dành cho những người giàu. Đã gọi là đặc sản "tiến vua", thì giá cũng tương xứng. Đơn cử, giá một kilôgam yến sào có giá vài chục triệu đồng, một đôi gà Đông Tảo thuần chủng cũng tương đương với cây vàng bốn số 9, một cặp dơi ngựa khoảng chục triệu đồng, mỗi cân ếch hương bán tại chỗ đã ngót dăm bảy trăm nghìn, đem về xuôi giá “đội” lên vài triệu, một con cá Anh vũ giá cũng đã 5-6 triệu đồng...

Có cầu ắt phải có cung. Phải nói người nông dân vô cùng thông minh khi chọn các đặc sản tiến vua quý hiếm là vậy để nhân giống, nuôi công nghiệp theo hướng kinh doanh. Dựa trên những ưu điểm vượt trội của các sản vật tiến vua này, người nông dân còn sáng tạo đưa đặc sản đến gần hơn với thói quen tiêu dùng của các “đế vương” thời nay.

Gà Đông Tảo, một trong những loại đặc sản tiến vua nổi tiếng
được nhiều người săn mua
Gà Đông Tảo, một trong những loại đặc sản tiến vua nổi tiếng được nhiều người săn mua

Cá Anh vũ là loài cá quý chỉ sống ở ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), nhờ ăn rễ cây chiên đàn nghìn tuổi mà trở nên thiêng quý. Với cái môi dày toàn sụn nhìn như mõm lợn, ăn vào giòn sần sật, những thớ thịt trắng, quánh, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài thủy sinh nào của sông nước. Từ xa xưa, cá Anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Do bị đánh bắt nhiều, cá Anh vũ gần như bị tuyệt chủng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một thông tin đáng mừng đó là có nhiều người nông dân đã thành công trong việc nhân giống. Mặc dù được nuôi nhân tạo nhưng cá Anh vũ vẫn rất đắt, thường chỉ các đại gia mới dám ăn. Lý do: kỹ thuật nuôi cá rất kỳ công, tốn kém và thời gian nuôi nhốt phải trên 2 năm mới đủ trọng lượng để thịt.

Ngoài ra, ở ngoại thành Hà Nội và Quảng Ngãi, có những người nông dân đã nuôi thành công chim trĩ đỏ thuộc họ hàng chim công, chim phượng, cũng là một đặc sản tiến vua nổi tiếng và có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Cách nuôi khá kỳ công nhưng giá trị mang lại cũng không nhỏ. Bình thường, giá chim giống đã 200.000 đồng/con, chim mái đẻ hay chim trống làm cảnh trên 2 triệu đồng/con, chim thịt cũng chừng 350.000-400.000 đồng/kg. Riêng thu nhập của người nông dân nuôi gà, nuôi chim trĩ có thể lên tới vài trăm triệu đồng, nếu được giá.

Tết đang cận kề, các làng có đặc sản tiến vua như xã Đoài (Nghi Lộc, Nghệ An), gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên), bánh phu thê (Từ Sơn, Bắc Ninh), gà chín cựa (Tân Sơn, Phú Thọ)... đang rầm rập đón khách. Đây là mùa làm ăn bội thu nhất trong năm bởi vừa dễ bán do nhu cầu của thị trường lớn, giá lại cao gấp vài lần ngày thường.

Điều đáng nói là nông dân ngày nay - một khi đã nắm rõ quy luật cung cầu của thị trường, thị hiếu tiêu dùng “đế vương” của một bộ phận người sành ăn Việt nên họ dễ dàng kiếm bộn tiền từ việc khôi phục các sản vật truyền thống mà không cần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Theo Bảo Hân
VEF


VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước