1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Nóng” chuyện đổi chủ và nhân sự cao cấp ngành ngân hàng

(Dân trí) - Thị trường tài chính Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về ghế quản trị và nhân sự điều hành cao cấp ngành ngân hàng.

Nóng nhân sự cao cấp tại NamABank (ảnh minh họa).
NamABank có nhiều thay đổi trong HĐQT (ảnh minh họa).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Putin: Nga lập hệ thống thanh khoản riêng, không phụ thuộc vào Mỹ

* "Đại gia" ẩn danh rút lại 10,5 tỷ định chuộc nhà cho Chánh Tín

* "Gói 50.000 tỷ" cứu BĐS: Chuyện thật hay đùa?

* GDP quý I/2014 cao nhất 3 năm

Đúng như dự đoán, vị trí “ghế nóng” ngành ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể từ đầu năm tới nay, nhất là trong mùa đại hội cổ đông. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank) sáng 27/3, các cổ đông ngân hàng đã thông qua việc từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT là bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Phó Chủ tịch Huỳnh Thanh Chung và Thành viên HĐQT Trần Anh Tuấn.

Cùng với đó, NamA Bank đã bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Quốc Toàn và ông Trần Ngô Phúc Vũ. Trong đó, ông Nguyễn Quốc Toàn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT thay em gái là bà Nguyễn Thị Xuân Loan và tổng giám đốc là ông Vũ.

Hay như tại Ngân hàng Quốc Dân - NCB (tên gọi cũ là Navibank), ghế nóng ngân hàng này cũng chủ sau 8 tháng để trống kể từ tháng 6/2013. Tân Tổng giám đốc NCB Trần Hải Anh từng là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam.

Năm 2013, NCB có sự biến động mạnh trong cơ cấu lãnh đạo cao cấp. 5 thành viên Hội đồng quản trị NCB từ nhiệm, trong đó có ông Lê Quang Trí đồng thời là Tổng giám đốc. Hai phó Tổng Giám đốc khác là ông Nguyễn Hồng Sơn và Cao Kim Sơn Cương cũng đã từ chức.

Trước đó, các ngân hàng cũng đã có khá nhiều sự thay đổi trong ban điều hành. Hai ngân hàng vốn ngoại là Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Berhad là tập đoàn ngân hàng của Malaysia) và Citibank Việt Nam cùng có Tổng Giám đốc mới.

Tại Hong Leong Việt Nam, ông Lê Minh Tâm từ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị chứng khoán Maybank Kim Eng, để đảm nhiệm vai trò mới là CEO tại ngân hàng này. Ông Tâm từng là CEO tại Maybank Kim Eng trong vòng 7 năm, trước đảm nhiệm vị trí Chủ tịch tại đây vào năm ngoái.

Citibank Việt Nam cũng bổ nhiệm ông Dennis Hussey làm CEO, sau khi ông Brett Krause hết nhiệm kỳ 5 năm tại Việt Nam.

Đối với ngân hàng trong nước, mới đây, người được cho là sẽ kế nhiệm chức vụ CEO của ngân hàng Đông Á, Phó Tổng giám đốc Lê Trí Thông đã bất ngờ từ nhiệm. Trả lời báo chí cuối năm 2010, ông Trần Phương Bình, người đang ngồi "ghế nóng" của Đông Á cho biết, ông đang đào tạo ông Thông thành người nắm giữ vị trí Tổng giám đốc trong vài ba năm tới.

Đối với nhân sự Hội đồng quản trị, mặc dù đã thống nhất phương án sáp nhập DaiABank vào HDBank, nhưng hai ngân hàng này chưa tiến hành Đại hội cổ đông sau sáp nhập. Tương tự như trường hợp sáp nhập WesternBank vào PVFC (và chuyển thành PVcombank), với phần lớn các lãnh đạo cao cấp của ngân hàng sau sáp nhập đến từ PVFC, rất có thể dàn lãnh đạo mới của HDBank sau sáp nhập cũng sẽ đến từ HDBank cũ.

Trong khi đó, Eximbank cũng vừa công bố xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị trong Đại hội cổ đông sắp được tổ chức vào tháng 4.

Năm 2013, hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng kiến nhiều cuộc thay đổi “ghế nóng” CEO tại các ngân hàng Quốc Tế (VIB), Sài Gòn (SCB), Kỹ Thương (Techcombank)...Nhiều ngân hàng cũng có sự thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị do việc tái cấu trúc hay "đổi chủ" như tại Đại Chúng Việt Nam (PVcombank), Xây dựng Việt Nam (Buildbank) hay Tiên Phong (TPBank)...

Theo đánh giá của giới chuyên gia, sự thay đổi nhân sự tại các ngân hàng chưa dừng lại, bởi mùa đại hội cổ đông mới chỉ bắt đầu. Và trong vòng xoáy thay đổi nhân sự chủ chốt tại các ngân hàng thời gian gần đây, có thể thấy có khá nhiều quyền lực gia đình được củng cố, mà trường hợp của NamABank là ví dụ điển hình nhất.

Lý giải về việc xáo trộn mạnh trong đội ngũ nhân sự cao cấp ngành ngân hàng hiện nay, một lãnh đại ngân hàng cho hay, áp lực tái cơ cấu đã khiến nhiều ngân hàng phải thay đổi người điều hành. Thậm chí, một số ngân hàng nhà còn mạnh tay thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo và tiến hành cắt giảm nhân sự, giảm lương thưởng…

TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho rằng: “Nợ xấu không được giải quyết tận gốc, tín dụng không đẩy ra được, lợi nhuận không đạt được như kế hoạch, việc ngân hàng cắt giảm lương, thưởng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới…”.

Nguyễn Hiền

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm