1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

“Nợ của EVN tạo thành nợ dây chuyền trong Petro Vietnam”

Khoản lỗ lên tới 10.000 tỷ đồng của EVN đối với các doanh nghiệp thuộc Petro Vietnam đã gây ra nhiều hệ lụy.

Tại buổi họp báo do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tổ chức chiều 11/10, tân Tổng giám đốc Petro Vietnam Đỗ Văn Hậu cho biết, do khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, vấn đề thu xếp vốn cho sản xuất, đầu tư các dự án của tập đoàn không nhiều thuận lợi như trước đây.

 

Không những thế, khoản nợ lên tới 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với các đơn vị thuộc Petro Vietnam đã làm cho bức tranh tài chính của các đơn vị này bị "méo mó".
 
“Nợ của EVN tạo thành nợ dây chuyền trong Petro Vietnam” - 1
Khoản nợ đó đã làm cho bức tranh kinh tế của không ít các đơn vị thuộc Petro Vietnam bị "méo mó".

 

Petro Vietnam nhìn nhận như thế nào về số nợ 10.000 tỷ đồng mà EVN nợ các đơn vị thành viên. Có ý kiến cho rằng, chỉ vì khoản nợ trên mà nhiều doanh nghiệp của Petro Vietnam không thể cổ phần hóa và khó tìm nhà đầu tư chiến lược?

 

Con số hiện tại mà EVN nợ Tổng công ty Khí (PV Gas) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) là khoảng 10.000 tỷ đồng. Với con số đó thì không nói ai cũng biết là nó gây khó khăn cho các đơn vị của Petro Vietnam như thế nào rồi. Cũng chính vì nợ của EVN nên đã gây nên nợ dây chuyền giữa các đơn vị thuộc Petro Vietnam.

 

Khoản nợ đó đã làm cho bức tranh kinh tế của không ít các đơn vị thuộc Petro Vietnam bị "méo mó".

 

Hơn nữa, với cơ chế hiện tại, tôi có thể khẳng định rằng đầu tư vào ngành điện là khó hiệu quả. Tuy nhiên, Petro Vietnam là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, nên phải có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

 

Chính vì vậy, chúng tôi kiên quyết triển khai các nhà máy điện mà đang đầu tư, bao gồm 4 nhà máy điện khí và 5 dự án điện than rất lớn và các dự án điện khác như điện gió, điện mặt trời...

 

Với khả năng huy động vốn, và quyết tâm của toàn tập đoàn, chúng tôi tin tưởng sẽ thành công trong lĩnh vực điện, phấn đấu trong tương lại điện do Petro Vietnam sản xuất sẽ chiếm 25 -30% tổng công suất điện toàn hệ thống.

 

PV Gas hiện đã cổ phần hóa rồi, chỉ đang thảo luận để có được cổ đông chiến lược, nhưng đây là công việc khó. Còn PV Power là 100% vốn của Petro Vietnam nên không cổ phần hóa, chí cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc PV Power mà thôi.

 

Về kinh doanh xăng dầu, tại sao Petro Vietnam lại cho phép PV Oil phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ xăng dầu sang Lào, trong khi giá xăng dầu ở Lào còn thấp hơn trong nước và PV Oil cũng đang kêu lỗ vì kinh doanh xăng?

 

Thực tình thì với cơ chế giá như hiện nay thì không có đơn vị kinh doanh xăng dầu nào có lãi. Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính và Công Thương vừa rồi cũng kết luận là có lỗ. Nhưng với cơ chế hiện tại thì chúng tôi buộc phải chấp nhận.

 

Tuy nhiên, PV Oil có các lĩnh vực khác để bù vào khoản lỗ đó, chẳng hạn như sản xuất pha chế xăng, làm đại lý xuất khẩu dầu thô...

 

Hiện PV Oil đang chiếm khoảng 30% thị phần ở Lào, và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp này là mua xăng ở Thái Lan về Lào bán tại Lào, còn đưa từ Việt Nam sang rất ít. Với phương thức này, PV Oil hiện đang có lãi, nên tập đoàn chỉ đạo đơn vị này tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh tại đó.

 

Vừa qua, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương có kết luận là Petro Vietnam đầu tư hơi mạnh tay ra ngoài ngành. Tập đoàn phản hồi như thế nào?

 

Báo chí vừa qua có đưa tin Petro Vietnam đầu tư ra ngoài 6.600 tỷ. Số liệu này dựa trên một báo cáo của chúng tôi, nhưng nó không hoàn toàn phản ánh đúng cái gọi là “ngoài ngành” vì trong số 6.600 tỷ đó thì có một tỷ lệ lớn vào hai tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí và Tài chính Dầu khí. Đó là những khoản đầu tư trong ngành. Còn nếu đúng là ngoài ngành thì chỉ một tỷ lệ rất nhỏ.

 

Hiện chúng tôi đang tiến hành thu gọn các dự án đầu tư ngoài ngành sao cho có hiệu quả. Những dự án ngoài ngành, không liên quan đến hoạt động chính thì sẽ hoãn và đình giãn.

 

Ông nói là thu xếp vốn của tập đoàn hiện gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất vay một lượng vốn lớn của Petro Vietnam để làm các dự án giao thông?

 

Bộ không có ý định vay lượng tiền lớn của tập đoàn. Chỉ có khó khăn nhỏ của một vài tuyến đường ở nhà máy ethanol Phú Thọ nên Bộ đang có “ý tưởng” đề nghị tập đoàn ứng trước cho một số vốn để hoàn tất dự án đó.

 

Hiện chúng tôi đang nghiên cứu xem có thể giúp Bộ được không. Tuy nhiên, tiền để phục vụ các dự án đó là tiền của ngân sách, nên giờ lấy ra sử dụng nó cũng không phải là chuyện đơn giản.

 

Ông có thể cho biết, vì sao kế hoạch phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế của Petro Vietnam lại bị hoãn dù đã chuẩn bị từ 2 năm trước?

 

Đúng là kế hoạch phát hành trái phiếu chúng tôi đã chuẩn bị từ năm 2009. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt là sau vụ việc của Vinashin thì tín nhiệm của chúng ta bị tụt xuống, làm cho chi phí và cơ hội phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước khó khăn hơn. Khi đó chúng tôi dự kiến sẽ lùi sang năm 2011.

 

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục khó khăn, buộc Petro Vietnam lại phải lùi hoãn, nhưng chúng tôi quyết không từ bỏ kế hoạch phát hành khoản trái phiếu đó.

 

Theo Từ Nguyên
VnEconomy