Những thương vụ "bom tấn" ngân hàng: Muốn nhanh, phải... từ từ

(Dân trí) - Thông tin về việc NHNN thông qua chủ trương sáp nhập đối với một số ngân hàng trong tuần qua thực tế chỉ là giai đoạn đầu của quá trình M&A. Nói cách khác, đây mới là bước khởi đầu của một chặng đường dài.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhieu-thuong-vu-sap-nhap-bom-tan-nganh-ngan-hang-sap-hoan-thanh-950096.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Nhiều thương vụ sáp nhập "bom tấn" ngành ngân hàng sắp hoàn thành</b></a>

Những thương vụ bom tấn ngân hàng: Muốn nhanh, phải... từ từ
M&amɰ;A giữa Sacombank và Southern Bank có thể cần thêm thời gian và khó có thể hoàn tất trước cuối năm 2015.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


* Màu sơn cho ngôi nhà hoàn hảo nhất

* Bánh Trung thu ế cả tháng vẫn vô tư bày bán

* Thủ tướng: Không thể để năɮg suất lao động quá thấp so với khu vực

* Màu sắc nội thất theo phong thủy

* Thủ tướng: Lãnh đạo điện lực sắp hưu nhận thêm trăm nhân viên

  

Trong phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn bình cũng như các quan chức hàng đầu trong NHNN cho biết, giai đoạn 2 của quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng tập trung chủ yếu vào 9 ngân hàng yếu kém đang đi đến chặng cuối của quá trình chuẩn bị và lên kế hoạch.

 

Khó hoàn thành trong nửa đầu 2015

 

Trong bản tɩn hàng ngày gửi tới nhà đầu tư, công ty chứng khoán TPHCM (HSC) cho rằng, điều này có nghĩa là một khi tất cả các kế hoạch tái cấu  trúc được thông qua (hiện nay đã có 8 trong số 9 ngân hàng đã thông qua), chúng ta sẽ đón nhận nhiều thông tin chi tiếɴ hơn về tái cấu trúc ngành. Đi kèm với đó là một loạt các hoạt động trong đó có mua bán sáp nhập.

 

Trong số các nhà băng tham gia tái cấu trúc, hiện có 2 thương vụ sáp nhập giữa Ngân hàng Hàng hải (Maritime ɂank) với Ngân hàng Phát triển Mekong (MDBank) và giữa Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) và Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) đã được người trong cuộc lên tiếng xác nhận được NHNN thông qua về mặt chủ trương. 

 

Đánh giá về 2 thương vụ này, HSC cho rằng, thương vụ đầu có vẻ khá suôn sẻ và đang trong quá trình hoàn tất có lẽ sớm nhất là nửa đầu năm 2015. Tuy nhiên, thương ɶụ thứ 2 có vẻ phức tạp hơn do có cổ đông chung giữa 2 ngân hàng và mối quan hệ sở hữu phức tạp giữa hai ngân hàng này cần thêm thời gian có thể dễ dàng hơn. Do vậy, thương vụ này có thể cần thêm thời gian và khó có thể hoàn tất trước cuối năm 2015.ȼ/P>

 

Việc NHNN thông qua chủ trương thực thế chỉ là giai đoạn đầu của quá trình M&A. Nói cách khác, đây mới là bước khởi đầu của một chặng đường dài. Và khi được chấp nhận về mặt nguyên tắc thì các ngân hàng vẫn cầɮ phải trình lên phương án tái cấu trúc chi tiết đợi chấp thuận chính thức của NHNN. Sau đó các ngân hàng này sẽ bắt đầu thực hiện quá trình M&A. Tất nhiên trước đó phải thông qua chấp thuận của đại hội cổ đông.

 

Theo HSC, các ngân hàng được đề cập tới trong 2 trường hợp trên đã hoàn tất giai đoạn 1 của quá trình tái cấu trúc. Hiện các ngân hàng này đã trình lên NHNN bản kế hoạch tái cấu trúc chi tiết và đang chờ chấp thuận cuối cùng. Theo ước tính khoảng ɴhời gian cho quá trình này thường kéo dài 6-9 tháng. Do vậy, HSC không kỳ vọng một thương vụ M&A nào có thể được hoàn thành vào nửa đầu năm 2015.

 

Maritime Bank - MDBank thu hẹp quy mô, chuẩn bị M&A

 

Theo bản tin của HSC, nếu xem xét kỹ hơn các ngân hàng kể trên có thểȠthấy mức độ minh bạch tài chính có sự khác nhau nhau. Tổng dư nợ của MDBank là khá nhỏ, chỉ bằng 14% dư nợ của Maritime Bank tại thời điểm cuối năm 2013. Trong năm 2013, MDBank đã công bố tăng trưởng tín dụng khiêm tốn là 5,4% trong khi tăng trưởng huy độɮg cao hơn nhiều là 15,9%. Tài sản của MDBank giảm 25% trong năm 2013 vì ngân hàng đã giảm mạnh cho vay/huy động trên liên ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu được công bố giảm xuống còn 2,65% dư nợ từ mức 3,44% của năm 2012 sau khi ngân hàng đã xử lý nợ xấu tương đươɮg 2,24% tổng dư nợ. 

 

Trong khi đó, MDBank công bố lợi nhuận trước thuế giảm 25% xuống còn 110 tỷ đồng với hầu hết các nguồn thu nhập chính giảm. Cho năm 2014, MDB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khá tham vọng với mức tăng trưởng là 170% dựa trên giả định là tăng trưởng tín dụng đạt 61%. MDB đã cho rằng có thể đạt mức tăng trưởng như kế hoạch nhờ phát  triển các sản phẩm mới dành cho khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên do chuẩn bị cho vɩệc sáp nhập sắp tới nên MDB có lẽ sẽ không còn tập trung vào kế hoạch đặt ra và ít có khả năng ngân hàng đạt được kế hoạch trên trong năm nay.

 

Trong khi đó dư nợ của Maritime Bank giảm 5,3% trong năm 2013 mặc dù tổng tài sản vẫn giữ nguyên. Tăng trưởng tín dụng đạt 9,9%. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,71% so với mức 2,64% sau khi xử lý nợ xấu tương đương 0,8% dư nợ. Trong năm 2013, lợiĠnhuận trước thuế của Maritime Bank tăng trưởng 57% nhờ chi phí trích lập dự phòng giảm 36%. Trong năm 2014, Maritime Bank đạt kế hoạch lợi nhuận trước thuế thấp, chỉ là 265 tỷ đồng (giảm 33,9%) do ngân hàng dự báo chi phí dự phòng sẽ tăng hơn gấp đôi so vᷛi năm 2013. 

 

HSC cho rằng, rõ ràng hai ngân hàng trên (MDBank và Maritime Bank) đã và đang thực hiện việc thu hẹp quy mô để chuẩn bị cho việc sáp nhập. Điều này thể hiện ở tăng trưởng tín dụng khiêm tốŮ, kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn và dừng hầu hết hoạt động vay/cho vay liên ngân hàng. 

 

Một kế hoạch sáp nhập khác có vẻ phức tạp hơn<įP>

 

Đối với thương vụ Southern Bank và Sacombank, HSC cho rằng, sự khác biệt về quy mô thể hiện ở dư nợ của Southern Bank năm 2013 bằng khoảng 39,9% của Sacombank. Trong khi đó cả hai ngân hàng có chung một số nhân vật lãnh đạo cao cấp. Thông tin về Southern Bank thậm chí còn ít ỏi hơn với thông tin cập nhật gần nhất là vào quý 3/2013.

 

Tín dụng củš Southern Bank từ đầu năm 2013 đến quý 3/2013 không tăng trong khi trong cùng kỳ huy động tăng trưởng 17,2%. Ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu cao là 3,79% tại thời điểm cuối tháng 9/2013 so với 3,02% tại thời điểm cuối 2012. Southern Bank công bố lợi nhuận Ŵrước thuế giảm 9,7% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2013; tuy nhiên lợi nhuận trước thuế được công bố có vẻ hơi không thực chất vì tỷ lệ nợ xấu tăng trong khi trích lập dự phòng thấp.

 

Về Sacombank, HSCĠdự báo năm 2014 Sacombank sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 2.203 tỷ đồng (giảm 25,6%) với giả định tăng trưởng tín dụng đạt 14% và tăng trưởng huy động đạt 17%. HSC giả định tỷ lệ nợ xấu của Sacombank trước và sau khi xử lý nợ xấu nhóm 3-5 sẽ lần lượt Ŭà 6,0% và 4,08%; theo đó chi phí trích lập dự phòng sẽ tăng 247%.

 

HSC cũng lo ngại về chất lượng tài sản của Sacombank trong khi việc sáp nhập với Southern Bank có vẻ sẽ là một quá trình không đơn giản vì m᷑i quan hệ phức tạp giữa 2 ngân hàng. Do vậy không giống trường hợp của MDBank và Maritime Bank đề cập trên đây, HSC cho rằng thời gian thực hiện việc sáp nhập sẽ lâu hơn, có lẽ là trong 6 tháng cuối năm 2015. 

 

Phương Dung

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”