Những sắc thái tái cơ cấu ngân hàng

Sự kiện tái cơ cấu ngân hàng luôn làm nóng dự luận trong hai năm qua. Tuy nhiên, tái cơ cấu một ngân hàng là câu chuyện chưa có tiền lệ ở Việt Nam cần phải có một quá trình dài và không dễ để thu những kết quả sớm nếu không có thực lực và quyết tâm.

Chặng đường vất vả

Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn ra đời từ vụ tái cơ cấu ngân hàng đầu tiên khi hợp nhất 3 ngân hàng: Tín Nghĩa, Đệ Nhất và Sài Gòn. Đây là động thái đáng kể nhất của ngân hàng này sau quyết định hợp nhất. Thực tế, đúng như nhiều dự báo, sẽ có rất nhiều khó khăn sau khi hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém vào làm một và sự kiện này được hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ở đây khi thị trường chưa thấy được nhiều chuyển biến trên thực tế.

Những sắc thái tái cơ cấu ngân hàng

Vụ tái cơ cấu đình đám tiếp theo là sáp nhập Habubank và SHB, SHB đã đau đầu với tái cơ cấu ở Bianfishco và nợ xấu trong suốt năm qua. Cho đến tận ĐHCĐ gần đây, nợ xấu, lợi nhuận suy giảm, quản trị sau tái cơ cấu vẫn chính là những chủ đề nóng nhất. Dường như, sau những thuận lợi ban đầu thì tái cơ cấu ở SBH vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Nhiều ngân hàng khác trong diện yếu kém phải tái cơ cấu đến nay vẫn cho thấy một lộ trình khá ì ạch. WesternBank đã có phương án hợp nhất với PVFC. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân lần đầu tiên diễn ra giữa một công ty tài chính của một tập đoàn ở thế người đi tái cơ cấu với một ngân hàng yếu kém ở thế yếu hơn ngoài hẳn còn rất nhiều vấn đề rắc rối. Chưa kể đến, mỗi tổ chức trong vụ hợp nhất này đều có những vấn đề về các khoản nợ xấu lớn, thanh khoản, quản trị… chưa nói đến những khác biệt về văn hóa, quy mô và chiến lược kinh doanh của mỗi bên… Đầu năm nay, ngân hàng Đại Tín mới lộ ra thông tin đầu tiên về việc Tập đoàn Thiên Thanh và nhóm nhà đầu tư mới sẽ tham gia đầu tư và tái cơ cấu ngân hàng này. Nhưng những thông tin chính thức tiếp theo cũng như thành quả đầu tiên về tái cơ cấu vẫn chưa có gì rõ ràng và vẫn trong vòng chờ đợi. Hai ngân hàng còn lại bao gồm Dầu Khí và Navibank được cho là đi theo phương án tự tái cơ cấu không thông qua sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, thông tin của hai đơn vị này quá vắng vẻ và nhiều luồng dư luận ngược chiều chiều khiến cho không ít dấu hỏi đặt ra về quá trình tái cơ cấu ngân hàng quá chậm. Trong các ngân hàng tái cơ cấu, có vẻ như TienPhong Bank là cậu chuyện ít nổi hơn nhưng lại chứa đựng nhiều bất ngờ. Đầu năm 2012, thị trường khá bất ngờ khi nhiều nơi đang cố giấu thông tin tái cơ cấu thì cả TienPhong Bank và nhóm nhà đầu tư mới đã chủ động lên tiếng về việc Tập đoàn DOJI và nhóm cổ đông liên quan sẽ tham gia tái cơ cấu, trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng. Không lâu sau đó, một chuyến công tác của lãnh đạo, cổ đông mới và cũ trong nước của ngân hàng này và cổ đông nước ngoài đã đạt được sự thống nhất cao về lộ trình tái cơ cấu. Không những thế, để bày tỏ sự ủng hộ, cổ đông ngoại mong muốn sẽ gia tăng đầu tư vào ngân hàng này. Mọi công tác chuẩn bị tiếp theo về tái cơ cấu nhanh chóng hoàn tất, sau đại hội cổ đông người ta đã có thể nhận thấy một sinh khí mới ở TienPhong Bank từ đội ngũ nhân sự, chiến lược và một phong cách kinh doanh mới. Kết quả tái cơ cấu nhanh chóng được ghi nhận những tín hiệu tích cực khi ngân hàng này đạt kết quả kinh doanh tốt trong năm 2012 và thị trường cũng ghi nhận sự phát triển của TienPhong Bank nhiều hơn qua sự lớn mạnh của hệ thống, phát triển dịch vụ và đặc biệt là nhanh chóng thể hiện năng lực của mình qua tham gia kinh doanh và bình ổn thị trường vàng. Đoàn kết thật, tái cơ cấu thực

Nói về thành công của giai đoạn vừa qua, đại diện HĐQT TienPhong Bank cho biết, thành công của ngân hàng đến từ việc luôn đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động và nêu cao tinh thần đoàn kết. Minh bạch, công khai chia sẻ mọi thông tin giữa các cổ đông, nhìn thẳng vào nhược điểm, đánh giả đúng tổn thất để có phương án khắc phục tốt nhất, tìm ra đường hướng tương lai cho TienPhong Bank. 

Những sắc thái tái cơ cấu ngân hàng

Chia sẻ những khó khăn trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua, lãnh đạo TienPhong Bank cho biết, đề có được thành quả hôm nay HĐQT và ban điều hành đã vượt qua rất nhiều thử thách.

Đầu tiên và việc định hướng lại chiến lược phát triển. Trước đây, TienPhong Bank chọn mô hình ngân hàng đa năng, bán lẻ nhưng lại không chủ trọng phát triển mạng lưới và cơ sở khách hàng tạo chân đế phát triển vững chắc mà  chỉ tập trung đầu tư cổ phiếu trái phiếu mà không ý thức tới vấn đề phân tán rủi ro. TienPhong Bank nhắm đến phân khúc khách hàng trung cao cấp có khả năng sử dụng thành thạo internet banking và mobile banking nhưng chưa đầu tư tương xứng, chỉ phát triển kỹ thuật mà quên mất nhiệm vụ phát triển khách hàng song song theo đó. Khi gặp khó khăn, TienPhong Bank đã đứng trước rủi ro lớn.

Không những thế, với một ngân hàng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm quản trị nên trước năm 2012 TienPhong Bank chỉ phân công trách nhiệm tập trung vào một số cá nhân, khi họ không đặt quyền lợi của ngân hàng lên ưu tiên số một sẽ dẫn đến quá nhiều rủi ro về đạo đức. Mặt khác, hệ thống kiểm soát rủi ro khi đó quá thiếu nhân lực, yếu về quy trình gây cản trở lớn cho hoạt động toàn ngân hàng.

Đứng trước nhiều khó khăn như vậy, tái cơ cấu đòi hỏi rất nhiều vấn đề từ nguồn lực mạnh mẽ, nhân lực giỏi, chiến lược sáng suốt… nhưng điều quan trong nhất là sự quyết tâm thực hiện cam kết đã đặt ra.

Nhìn lại  quá trình vừa qua, đại diện TienPhong Bank cho biết các nhà đầu tư đã thể hiện một cam kết thật, làm thật khi việc góp của cổ đông mới bằng tiền mặt, theo đúng lịch trình. Tiền mặt được “tập kết” đúng thời điểm giúp hỗ trợ nguồn vốn, tăng thanh khoản và là nguồn lực vô cùng quan trọng vực dậy mọi hoạt động của ngân hàng. Hiện nay vốn điều lệ của TienPhong Bank  đã đạt con số 5550 tỷ đồng

Quan trọng không kém là sự đoàn kết trong nội bộ cổ đông. Nói như lãnh đạo TienPhong Bank, không có “huynh đệ tương tàn” mà tất cả cổ đông cũ mới cùng hỗ trợ tối đa để TienPhong Bank vượt lên.

Kết quả thực tế cho thấy, Ngay trong năm 2012, mặc dù phải tái cơ cấu nhưng TienPhong Bank đã đạt 116 tỷ đồng lợi nhuận,  đặt mục tiêu đạt trên 316 tỷ đồng lợi nhuận trọng năm 2013, hướng đến đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ trong giai đoạn từ năm 2013-2017, khắc phục tất cả các tổn thất đã xảy ra trước năm 2012 và lọt vào tốp 15 ngân hàng hàng đầu về hiệu quả, phát triển bền vững và minh bạch.

Cho đến nay, với kết quả đạt được, dù không nhiều ồn ào nhưng TienPhong Bank được Ngân hàng Nhà nước coi là điển hình thành công trong nỗ lực tự tái cơ cấu.

Chỉ 6 tháng sau khi đề án tái cơ cấu được NHNN phê duyệt, TienPhong Bank đã vượt qua khỏi mọi khó khăn, lấp đầy những lỗ hổng trong quản lý và xây dựng chiến lược cho riêng mình với đặc thù của ngân hàng mới đi vào hoạt động được 5 năm trên cơ sở phát huy tối đa thế mạnh của tất cả các cổ đông.

Đáng chú ý, với quyết tâm tái cơ cấu và sự minh bạch trong quản trị, ngân hàng này cũng thu hút được nhiều nhân sự giỏi, củng cố nguồn lực con người để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ. TienPhong Bank cũng được thị trường đánh giá là ngân hàng năng động, đi nhanh và chắc nhất trong kinh doanh vàng.

Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, để viết nên câu chuyện về điển hình tái cơ cấu thành công đầu tiên ở Việt Nam và đạt được tham vọng, còn cả chặng đường phía trước mà một ngân hàng trẻ như TienPhong Bank phải vượt qua.

 
Gia Linh - Anh Minh