Những quảng cáo phản cảm bôi xấu phụ nữ
Ở Việt Nam hay bất kì nơi nào trên thế giới, những người có khiếm khuyết về ngoại hình thường rất tự ti và không muốn bất kì một ai gợi nhắc đến điều đó.
Quả thật, họ đã đạt được mục tiêu ban đầu của mình là thu hút sự hiếu kì của dư luận, nhưng theo sau sự hiếu kì đó là những tẩy chay, là làn sóng phản đối chương trình cũng như sản phẩm của họ. Dù vô tình hay hữu ý, những chiêu trò marketing này đã làm cho người ta nghĩ rằng các công ty này chỉ thích bán hàng cho chân dài và gái hư.
Một số người nhận định, những câu quảng cáo như thế đã đi ngược lại văn hóa truyền thống dân tộc. Một cách hiểu đơn giản là khi “cấm phụ nữ đoan trang” tức là cổ súy cho việc phụ nữ sống buông thả, lả lơi; cao trên 1m65 mới được hưởng khuyến mại tức là kì thị và phân biệt đối xử với những người có chiều cao khiêm tốn.
Đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc "Vũ điệu đường cong" bị Sở VHTTDL Hải Phòng xử phạt 20 triệu đồng vì treo pa nô có nội dung phản cảm và sớm hơn thời gian cho phép.
Dù bị phạt nhưng những hình ảnh phản cảm trong pa-nô lại tiếp tục lan tràn khắp đường phố Hà Nội. Băng rôn quảng cáo cho chương trình "Vũ điệu đường cong" được treo trên nhiều tuyến phố. Đặc biệt dòng chữ "chương trình không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang" vẫn được xuất hiện như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Người phạt cứ phạt, người quảng cáo cứ quảng cáo, chứng tỏ câu khẩu hiệu “cấm phụ nữ đoan trang” là cái đích mà đơn vị tổ chức chương trình muốn nhắm tới khán giả để kích thích sự tò mò mà quan trọng hơn là để bán vé và thu lợi.
Gái ngoan không được dùng diêm
Phụ nữ là người giữ lửa cho căn bếp, là người vun vén cho bữa cơm gia đình. Khi xưa khi nhắc đến bếp núc là người ta nhắc đến củi lửa, nhắc đến củi lửa thì phải dùng đến đóm, đến diêm. Ấy vậy mà, dòng chữ quảng cáo “Cấm phụ nữ đoan trang" xuất hiện ở mặt sau của bao diêm Thống Nhất kèm theo đó là quảng cáo đầu số 19008662 và hình ảnh một cô gái tóc vàng cười tươi mặc chiếc áo đỏ hớ hênh trong tư thế khiêu gợi.
Dư luận thì bức xúc còn người của diêm Thống Nhất lại tỏ ra khá thờ ơ khi cho rằng: “Đây chỉ là nội dung của nhà quảng cáo muốn đánh vào sự tò mò của khách hàng”.
Khi danh tiếng bao đời nay của công ty bị bôi nhọ, mà Diêm Thống Nhất vẫn tỏ ra thờ ơ, bình thản. Phải chăng họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ những dòng quảng cáo, còn sự bất bình của người tiêu dùng cũng như dư luận thì không ảnh hưởng tới doanh số cũng như doanh thu của họ.
Phụ nữ lùn thì không được hưởng khuyến mại
Cuốn truyện “Đàn bà xấu thì không có quà” của nhà văn Y Ban xuất bản năm 2004 đã phần nào giúp độc giả hiểu được những sự tủi nhục, bức xúc của người phụ nữ khi sở hữu một ngoại hình khiêm tốn.
Nếu như các chương trình khuyến mại khác luôn nhận được sự chào đón nhiệt tình và hồ hởi thì chương trình này vấp phải sự phản ứng dữ dội bởi thông tin khuyến mãi này kỳ thị người lùn và chuyện tầm vóc người Việt cũng chẳng liên quan gì đến cà phê.
Cư dân mạng ngay lập tức lập tra một fanpage mang tên “Tẩy chay quảng cáo Gloria Jean’s”; trên trang này có một thành viên chia sẻ "Cả một thế hệ đói kém, thiếu chiều cao do chiến tranh giờ đây sẽ không nhận được khuyến mãi. Chương trình rất “nhân văn”".
Không biết tới đây hãng café này sẽ kinh doanh ra sao, nhưng nhớ lại câu chuyện quảng cáo phản cảm của máy lọc nước “hàng đầu Việt Nam”, Kangaroo vẫn làm ăn tốt và để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng, chưa biết đó là ấn tượng tốt hay xấu nhưng có một điều chắc chắn rằng đó là những ấn tượng khó phai.