1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Những ‘ông vua con’ thụt két rỗng ruột ngân hàng

Đươc phân cấp nhiều quyền, được quản lý địa bàn rộng và khách hàng lớn nhiều giám đốc chi nhánh hay trưởng phòng giao dịch ngân hàng được ví như là những ‘ông vua con’. Và không ít ông ‘vua con’ đã phạm những sai lầm chết người khiến các ngân hàng đau đớn mất tiền tỷ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Năm 2014, bốn cán bộ của Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Cần Thơ phải hầu tòa vì cho vay sai, gây thiệt hại hơn hàng chục tỷ đồng cho ngân hàng này. Nguyên giám đốc phòng giao dịch Phú An - Nguyễn Minh Bảo và nguyên giám đốc phòng giao dịch An Nghiệp - Nguyễn Phương Giang đã chỉ đạo nhân viên tín dụng của mình giải quyết nhiều hồ sơ vay vượt mức phán quyết tín dụng và giải ngân khi hồ sơ chưa đủ điều kiện.

Trước đó, năm 2013, nguyên Giám đốc VietinBank Nam Việt Trì, Nguyễn Quang Lâm cũng đã bị khởi tố về hành vi chỉ đạo để phòng giao dịch Thọ Sơn cho DN của người nhà vay với số tiền lớn, trong đó một phần lớn không có tài sản đảm bảo, gây thất thoát hàng tỷ. Sau khi cho vay tiền, ông Lâm chỉ đạo Nguyễn Ngọc Mạnh lấy gần chín tỷ đồng mua nhà đất tại khu đô thị Mễ Trì, Hà Nội trái với mục đích vay vốn.

Phân quyền cao,
phạm vi rộng nên các giám đốc chi nhánh dễ sai phạm.
Phân quyền cao, phạm vi rộng nên các giám đốc chi nhánh dễ sai phạm.

Trong năm 2011, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Bắc Thăng Long, VietinBank - Chi nhánh Đông Anh Nguyễn Xuân Thủy đã trực tiếp ký một số văn bản thẩm định, định giá tài sản giả nhằm xác định khống về sự tồn tại và giá trị tài sản của tài sản cầm cố trong vụ Nguyễn Thành Hưng lập 16 DN để vay tiền từ NH rồi cho các hiệu cầm đồ vay lại với mức lãi suất cao hơn và mua sắm ô tô, tài sản sử dụng cá nhân, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.

Cũng trong năm 2011, Trưởng phòng Giao dịch HDBank Long Bình Tân, trực thuộc Chi nhánh HDBank Đồng Nai, Khiếu Ngọc Anh (SN 1977) đã lợi dụng chức vụ dùng sổ tiết kiệm 10 triệu đồng mở mang tên vợ và đã báo mất trước đó để tẩy xóa, làm giả sổ đứng tên một khách hàng có sổ tiết kiệm trị giá 10 tỷ tại HDBank Đồng Nai. Anh lấy sổ thật của khách hàng rồi giả chữ ký rút toàn bộ 10 tỉ đồng trước hạn trong sổ tiết kiệm của khách để tiêu xài cá nhân.

Với cương vị quyền trưởng phòng giao dịch Kiến An của Ngân hàng SeABank, Nguyễn Hữu Giang đã nhiều lần chỉ đạo cho hai cán bộ thuộc cấp rút tiền tiết kiệm của 7 khách hàng để sử dụng việc cá nhân. Giang đã dùng tiền để trả nợ và cho vay nặng lãi. Các ông bà này đã rút tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.

Còn nhóm lãnh đạo Agribank Chi nhánh 7 đã vi phạm quy định về cho vay của TCTD thiệt hại cho ngân hàng tổng cộng hơn 600 tỷ đồng cả gốc và lãi. Cụ thể, nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 7 Phạm Văn Cử đã ký với Công ty Mai Khôi 5 hợp đồng tín dụng và mở 1 L/C cho công ty này với mục đích để công ty kinh doanh gạo và phân bón. Tuy nhiên, Mai Khôi không kinh doanh gạo, chỉ sử dụng một phần vốn vay vào kinh doanh phân bón. Phần lớn số tiền vay được sử dụng để trả nợ quay vòng, đầu tư BĐS tại TPHCM, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Vua con một trời

Có thể thấy, các giám đốc chi nhánh hay trưởng phòng giao dịch của nhiều ngân hàng nắm nhiều quyền trong tay, có thể quyết được nhiều hợp đồng cho vay giá trị lớn. Do vậy, đây là mắt xích có thể tạo những sai phạm lớn khiến các ngân hàng lao đao.

Đầu năm 2015, Cục CSĐT tội phạm về Phòng, chống tham nhũng, Bộ Công an, đã khởi tố nhiều cán bộ lãnh đạo VDB Minh Hải về sai phạm các quy định cho vay trong hoạt động tín dụng. Theo đó, nhiều cán bộ chi nhánh này đã sai phạm khiến hàng loạt các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau chiếm dụng trên 1,2 nghìn tỷ đồng không có khả năng chi trả.

Gần đây, nguyên giám đốc VIB Nguyễn Huệ, Hà Đông Nguyễn Thanh Hiếu cũng đã bị khởi tố do sai phạm trong hoạt động cho vay và vi phạm đạo đức nghề nghiệp khiến ngân hàng bị chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng. 

Vài tháng vừa qua, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Thái Thịnh thuộc Ngân hàng SHB Trần Huy Anh cũng đã bị khởi tố vì “đút túi” tiền gửi của khách, lừa đảo đồng thời làm giả hợp đồng tiền gửi trị giá hàng chục tỷ đồng mang đến ngân hàng khác cầm cố để lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân.

Trước đó, nguyên giám đốc phòng giao dịch Techcombank Cái Răng Trần Lương Bình đã bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng chục tỷ đồng với 75 bộ hồ sơ tín dụng có dấu hiệu làm giả liên quan đến vụ án.

Cũng ở Techcombank, nguyên giám đốc phòng giao dịch Tiên Sơn Ngô Minh Thuyên cũng đã lĩnh án hàng chục năm tù do chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đơn vị do mình quản lý để trả nợ thua độ bóng đá trên mạng. Thuyên đã tự ý ký vào phần người duyệt, ký khống vào phần kiểm soát viên và tên của khách hàng và dùng tài khoản nội bộ, có tên người dùng và mật khẩu truy nhập do Techcombank cấp riêng cho Thuyên để tiến hành giải ngân trên hệ thống. Ngoài ra, Thuyên còn lập hồ sơ khống “rút” của ngân hàng thêm nhiều tỷ đồng.

Trong hầu hết các vụ án thụt két ngân hàng xảy ra gần đây, một loạt đối tượng gây thiệt hại lớn cho các ngân hàng chính là giám đốc các chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Với vị trí và chức trách được giao, nhiều giám đốc các phòng giao dịch hoặc chi nhánh không những không làm tốt chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành mà còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho các vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền ở chính các ngân hàng do mình quản lý.

Thực tế cho thấy, chính những đối tượng làm việc trực tiếp với DN, với khách hàng như giám đốc chi nhánh hoặc phòng giao dịch này là những người có khả năng gây ra các vụ thụt két cao nhất. Lòng tham luôn tồn tại, hiện hữu ở mọi nơi, song không ở đâu lòng tham bị kích thích mạnh mẽ, bị cám dỗ như ở ngân hàng.

 Theo Lê Hà
VEF

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm