Nhu cầu tiếp cận thông tin toàn diện và đầy đủ về các sản phẩm không khói

(Dân trí) - Mới đây, trong cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2020 diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1/2020, bản Bạch thư “Cùng cởi mở với tương lai không khói thuốc – Giải pháp thực tiễn cho những câu hỏi khó” đã được công bố.

Nhu cầu tiếp cận thông tin toàn diện và đầy đủ về các sản phẩm không khói - 1

Nội dung Bạch thư là một báo cáo toàn diện dựa trên hình thức phỏng vấn trực tuyến thực hiện ở 14 quốc gia, trong đó chỉ rõ, xã hội hiện đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến những người hút thuốc lá trưởng thành và người dân mong đợi chính phủ cần có những nỗ lực lớn hơn nhằm giảm đáng kể tỷ lệ người hút thuốc trên toàn thế giới. Đồng thời đối với các sản phẩm không khói, xã hội cũng có những ngờ vực do không được tiếp cận thông tin đầy đủ. Chính vì vậy những người được phỏng vấn đã thể hiện rõ quan điểm về nhu cầu được tiếp cận thông tin về sở cứ khoa học một cách rõ ràng, minh bạch; và chính phủ, các nhà khoa học, những chuyên gia y tế như y bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe chính là những kênh cung cấp thông tin tin cậy đến người hút thuốc lá trưởng thành.

Cụ thể, số liệu chỉ rõ có 85% người đồng ý (tương đương 14.000 người) đối với câu hỏi có nội dung liên quan đến nhu cầu được tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện của người hút thuốc lá trưởng thành đối với các sản phẩm không khói; trong đó có 51% (gần 9.000 người) đồng ý tuyệt đối, và đặc biệt là ở Hồng Kông thì tỷ lệ này đạt đến 76%. Đi sâu vào chi tiết đối với việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu truyền thống sang các sản phẩm không khói, đã có 73% đồng ý (trong đó 31% đồng ý tuyệt đối) sự dịch chuyển này cũng là một nỗ lực đáng kể đóng góp vào việc giảm thiểu tác hại lên xã hội gây ra bởi hành vi hút thuốc lá điếu truyền thống.

Nhu cầu tiếp cận thông tin toàn diện và đầy đủ về các sản phẩm không khói - 2

Gần 9 trong số 10 đáp viên (87%) đã đồng ý rằng: “Khi thiết lập các quy định, chính phủ, những người làm luật và các cơ quan y tế cần xem xét các khía cạnh của tiến bộ khoa học hiện nay đối với thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử”.

Củng cố về sự cần thiết cần phải có những giải pháp hỗ trợ cho việc chứng minh khoa học là một trong những nhu cầu thực tế mà 89% đáp viên đều đồng ý đối với vấn đề “trước khi giới thiệu sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đến người tiêu dùng, nhà sản xuất phải thực hiện hiệu quả việc đánh giá khoa học đối với các sản phẩm của họ”.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2025 sẽ vẫn còn hơn 1 tỷ người hút thuốc lá điếu trên toàn cầu. Loại bỏ đồng thời thuốc lá điếu và tất cả các sản phẩm chứa nicotine là điều tốt nhất, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn hàng triệu người hút thuốc lá trưởng thành sẽ tiếp tục lựa chọn hút thuốc lá trong trường hợg không có giải pháp thay thế tốt hơn. Khi khoa học và công nghệ đã cho ra đời những sản phẩm không khói giảm thiểu tác hại so với thuốc lá điếu truyền thống, thì tất cả những người hút thuốc lá trưởng thành cũng nên được tiếp cận đến thông tin này. Nếu cắt đứt nguồn thông tin của người hút thuốc, lẽ dĩ nhiên phần lớn trong số họ vẫn sẽ còn tiếp tục đốt những điếu thuốc lá truyền thống.

Được biết đây là một nghiên cứu độc lập do Philip Morris International (PMI) ủy thác cho Povaddo, một công ty tư vấn chuyên môn trong các lĩnh vực về quan hệ cộng đồng, chiến lược và nghiên cứu, thực hiện khảo sát từ tháng 12 năm 2019 tại 14 quốc gia gồm Argentina, Úc, Brazil, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Anh, Mỹ… với sự tham gia của 17.251 người cả nam và nữ ở độ tuổi 21 đến 74, bao gồm cả những người hút thuốc và người không hút thuốc với nhiều trình độ học vấn khác nhau.