1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Nhộn nhịp sáp nhập ngân hàng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE:VCB) có thể cũng sẽ nhận một ngân hàng thương mại nhỏ khác về chung mái nhà của mình.

 
Cụ thể Vietcombank sẽ xin ý kiến cổ đông về việc sáp nhập với một ngân hàng khác trong ĐHCĐ sắp tới vào ngày 23/4/2014. Tuy nhiên, Vietcombank đang xem xét cho thương vụ M&A này và chưa cho biết danh tính của ngân hàng nào sẽ sáp nhập.
 
Trong dự thảo một báo cáo khác của Ban điều hành VCB với các cổ đông do Tổng giám đốc Nghiêm Xuân Thành ký có ghi: “VCB sẵn sàng tham gia tái cơ cấu sắp xếp lại các ngân hàng thương mại khi có chủ trương của chính phủ và ngân hàng nhà nước”.
 
Trước đó, trong tài liệu họp đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) sẽ diễn ra vào ngày 18.4 có nêu đề xuất sáp nhập với một ngân hàng gốc quốc doanh lớn.
 
Theo kế hoạch, PGBank sẽ trở thành đơn vị thành viên trực thuộc ngân hàng này, sẽ được giữ nguyên bộ máy hoạt động cũng như thương hiệu PGBank. Theo phương án tái cơ cấu, Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex sẽ giảm sở hữu tại PGBank xuống 20% trong năm 2015. HĐQT PGBank sẽ trình cổ đông chấp thuận chủ trương thực hiện phương án TCTD khác phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu PGBank và sở hữu 99% cổ phần của PGBank. HĐQT ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch đưa cổ phiếu PGBank vào giao dịch trên thị trường có tổ chức.

Tuy nhiên, theo giới đầu tư, thương vụ này mang dáng dấp một vụ “cứu hộ” bởi nó được thực hiện dưới dạng hoán đổi cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 0,82 cổ phiếu CTG đổi lấy 1 cổ phiếu PGBank. “Tức giá tối đa mua lại PGBank là 13.612 đồng/cổ phiếu (tương đương giá trị sổ sách năm 2014 là 1,2 lần) so với giá trị sổ sách năm 2014 của CTG là 1,0 lần (tính theo giá đóng cửa của CTG trong phiên giao dịch 11-4)”, trích từ báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC).

Trong vòng một tháng qua, câu chuyện sáp nhập của ngành ngân hàng đang trở nên khá nóng. Có thể kể đến những thương vụ như Ngân hàng TMCP Phương Nam cũng có kế hoạch sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông dự kiến sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
 
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) mới đây cũng cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch tận dụng các cơ hội để thâu tóm, sáp nhập một ngân hàng có điều kiện phù hợp với tình hình của MBB. Ngân hàng sẽ chào bán 390.6 triệu cp cho cổ đông, đối tác chiến lược. Về chiến lược hoạt động trong năm 2014 trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2014, MBB sẽ ổn định cơ cấu cổ đông, tìm kiếm và lựa chọn các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội để thâu tóm, sáp nhập một ngân hàng có điều kiện phù hợp với tình hình của MBB.

Có thể thấy việc hợp nhất, sáp nhập để giảm bớt những NH yếu kém, làm cho những NH này trở thành những TCTD mạnh, lành mạnh được hệ thống NH là điều cần thiết. Và trong bối cảnh hiện tại thì giải pháp đó là tối ưu nhất để giảm thiểu số lượng NH nhỏ, yếu kém, ngành NH cũng có thể nhanh chóng giải quyết được khó khăn về thanh khoản, xử lý nợ xấu... Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, thì đến cuối năm 2015 chương trình tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam có thể hoàn tất. Số ngân hàng thương mại từ 45 sẽ xuống còn trên dưới 20 ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn thấy rõ rằng việc sắp xếp lại những NH yếu kém chỉ mới là một yếu tố trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính, không đủ giải quyết vấn đề cơ cấu của ngành NH. Đã có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu tái cơ cấu hệ thống NH mà chỉ là sáp nhập, mua bán giữa các NH với nhau thôi là không đủ. Thậm chí, có quan điểm nghi ngại nếu rơi vào tình huống NH yếu mà lại sáp nhập, “trộn” vào NH lớn hơn thì không thể giải quyết được vấn đề, ngược lại nó lại khiến NH khỏe yếu đi.
 
Theo Gia Miêu
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước