Nhọc nhằn mưu sinh đêm 30 Tết

Lẫn trong những dòng người đi đón Giao Thừa giữa phố thị Đà Nẵng, không ít những phận nghèo, tha phương mưu sinh trong ngày cuối cùng của năm. Với họ, Tết chỉ đơn giản là “bán được nhiều hàng”.

Giữa phố thị tấp nập không ít mảnh đời trăn trở mong bán từng
quả bóng bay
Giữa phố thị tấp nập không ít mảnh đời trăn trở mong bán từng quả bóng bay

Giao thừa trên đường

Quảng Trường 2/9 (Đà Nẵng) tập trung hàng chục người bán bóng dạo, đồ ăn rong… Mặc cho dòng người nô nức xuống đường đón Giao Thừa, họ tất bật mưu sinh. Chị Nguyễn Thị Sen (35 tuổi, quê Vĩnh Phúc, hiện trú ở Thanh Khê, Đà Nẵng) rảo bước với chùm bóng bay “khổng lồ”. Dáng người nhỏ thó, tưởng chừng những chùm bóng bay này sẽ nhấc bổng chị lên không trung.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Năm Ngọ và thông điệp của ngành ngân hàng

Nhọc nhằn mưu sinh đêm 30 Tết

Hàng loạt chương trình khuyến mãi dịp Tết

2014: Mạnh mẽ hơn để đáng tin hơn

Gần chục năm nay, mỗi dịp cận Tết chị lại vào Đà Nẵng, thuê phòng trọ, đặt mối nhận bóng bay và rong ruổi khắp phố thị Đà Nẵng.

“Cận Tết, người ta đi dạo phố nhiều, mình dễ bán hàng hơn. So với ngày thường, giá tăng chút đỉnh dăm bẩy ngàn một quả. Nếu bán tốt cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi đêm”, chị Sen nói.

Nhà làm nông, thất nghiệp, chị Sen thử làm đủ nghề mưu sinh, nhưng hợp nhất với cái nghề bán bóng bay này. Chị Sen bảo: Tết nào cũng đón Giao Thừa trên đường. Ngày mồng 1, mồng 2… cũng thế. Họ ở Đà Nẵng có nhà còn sắm Tết được, mình thuê trọ, thôi thì kiếm đồng bánh chưng là có không khí Tết rồi.

Theo chị Sen, mỗi vụ Tết, những đồng nghiệp như chị có thể kiếm 2-3 triệu đồng.Số tiền ở quê, lãi hết vụ lúa cũng không tới.

Hùng, 29 tuổi, quê Quảng Ngãi cũng chấp nhận cái Tết tha phương để theo nghề bán ngô bắp chiên, xiên que trên chiếc xe hàng rong. Mới đó, Hùng có đến 7 cái Tết xa nhà.

“Ăn nhau mấy cái ngày Tết này, nhưng bữa nay nhiều người cùng bán ngô bắp quá nên nguồn hàng bị chia sẻ. Hôm nào ròng rã cả đêm, có khi được 150.000- 200.000 đồng- Hùng nói.

Cách Hùng vài chục mét, có đến 3 xe hàng rong “đồng nghiệp”. Thỉnh thoảng, Hùng đạp qua lại, tìm vị trí “đắc địa” hơn để chào khách. Nhưng không mấy người ghé mua.

Hùng bảo: chờ gần Giao Thừa, mình đạp xe lên phía cầu Rông, vừa bán vừa xem bắn pháo hoa. Đà Nẵng ngày càng phát triển. Năm nào pháo hoa cũng rực rỡ, ấm lòng người xa xứ.

Nỗi niềm Tết

Hai mẹ con chị Phạm Thị Lương (30 tuổi, quê Hưng Yên) chọn góc nhỏ, trải tấm khăn, bày đủ đồ chơi trẻ con: con quay, xe ô tô… chào bán. Gần tháng nay, hai vợ chồng chị Lương ôm theo con nhỏ dạt vào Đà Nẵng mưu sinh. Chị bán đồ chơi, chồng bán bóng bay. Hầu như đêm nào cũng “trực chiến” trên đường.

“Nhìn nhà nhà sắm Tết mình cũng chạnh lòng. Nhưng do điều kiện, đành chịu. Nơi đất khách quê người, muốn đón cái Tết đúng nghĩa cũng khó”. Chị Lương bộc bạch.

Gần hết nửa đêm, chị Lương chỉ bán được 2 con quay, lãi chừng 20.000 đồng. Chị Lương bảo: giờ đồ chơi sẵn, ai cũng có điều kiện sắm sửa cho con cái nên cánh hàng rong, bán hàng rất khó. Họa may, có trẻ con thích thú mới gọi mẹ vào mua.

Xóm trọ chỗ chị Lương thuê có gần chục hộ thuê trọ là người Bắc, tha phương vào làm đủ nghề. Những ngày cận Tết, ai cũng trắng đêm rảo bước khắp các ngõ phố, con hẻm Đà Nẵng theo những gánh hàng rong mưu sinh.

“Tết này thấy mọi người chơi, sắm Tết ít hơn, hàng bán khó. Hơn cả chục ngày giáp Tết số lượng bán mới chỉ bằng gần nửa năm ngoái. Hi vọng những ngày tới, tình hình sẽ tốt hơn”, chị Thơm, bạn cùng quê chị Lương bộc bạch.

Theo Nguyễn Huy
Tiền Phong


VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước