TPHCM:

Nhân vật xuất hiện “phút 89” trong vụ 5 triệu yên không biết chồng dùng giấy tờ giả?

(Dân trí) - “Tôi chỉ mới biết thông tin này, còn việc giấy tờ giả thế nào công an họ biết, họ giải quyết thôi chứ tôi đâu có rành về giấy tờ. Chuyện giấy tờ giả là của ông ấy” - bà Ngọt, nhân vật xuất hiện “phút 89” trong vụ 5 triệu yên khẳng định.

Nhân vật xuất hiện “phút 89” trong vụ 5 triệu yên: “Tôi không biết chồng mình dùng giấy tờ giả”
Bà Ngọt khẳng định chỉ mới biết thông tin về việc chồng mình sử dụng giấy tờ giả và việc có theo tiếp vụ 5 triệu yên hay không sẽ chờ hỏi lại chồng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Doanh nghiệp hoạt động trong chăn nuôi đang lỗ từ 3 – 10 tỉ/5 tháng

* Nhân viên VietinBank thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng

* Kín khách đặt tour khám phá hang Sơn Đoòng đến hết năm 2016

* Hãng hàng không United Airlines treo thưởng để kêu gọi hacker tấn công mình

* 7.000 tỷ cho một con tem bia rượu

* Lo cho Vịnh Nha Trang khi có “cao ốc” và “Trung tâm đại dương”

Ngay khi xuất hiện thông tin về việc ông Afolayan Caleb (quốc tịch Nam Phi) dùng hộ chiếu giả vào Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với bà Phạm Thị Ngọt (người tự nhận là vợ của ông Afolayan Caleb, 40 tuổi ngụ Hóc Môn) để tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến người đàn ông này.

Bà Ngọt khẳng định, bà chỉ mới biết thông tin chồng mình sử dụng giấy tờ giả. “Tôi chỉ mới biết thông tin này, còn việc giấy giả thế nào công an họ biết, họ giải quyết thôi. Nhưng có điều là ông sống ở đây, khi về đây ở cũng đăng ký lưu trú. Chuyện giấy tờ giả là của ông ấy, chứ bản thân tôi không biết” - bà Ngọt nói.

Trước câu hỏi bà có tiếp tục cung cấp chứng cứ để chứng minh số tiền 5 triệu yên không? Bà Ngọt cho biết: “Cái này tôi phải hỏi lại ông ấy đã, để xem ông ấy nói gì, chứ giờ tôi cũng chưa biết thế nào”.

Cũng theo bà Ngọt, trước đây trong quá trình chung sống với nhau, bà không hề biết chồng mình sử dụng giấy tờ giả. Bản thân bà cũng không hề để ý đến giấy tờ của chồng. Có lần bà Ngọt cũng nhìn thấy giấy tờ, hộ chiếu của chồng nhưng không biết thật hay giả vì vẫn thấy có tên tuổi, quốc tịch, rồi có dấu...

Liên qua đến vụ việc, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), người nhận hỗ trợ pháp lý miễn phí cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, người phát hiện số tiền 5 triệu trong thùng chiếc loa cũ hơn 1 năm trước) cho biết đã nắm được sự việc. Luật sư Hải cho rằng, việc này cơ quan chức năng có nhiệm vụ xác minh, làm rõ.

“Với những chứng cứ bà Ngọt cung cấp cho công an quận Tân Bình thì bà này không phải là người có liên quan đến số tiền 5 triệu” - luật sư Hải khẳng định.

Trước đó, bà Ngọt có đơn gửi đến công an quận Tân Bình yêu cầu nhận lại số tiền 5 triệu yên do chồng bà là ông Caleb để quên trong thùng loa vì không nhớ nên đem cho thùng loa đi.

Công an Tân Bình cho biết, do có tình tiết mới như trên nên cần có thời gian xác minh làm rõ để bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan. Do đó, ngày 12/5, công an quận Tân Bình đã có văn bản trả lời bà Hồng với nội dung chưa thể giải quyết số tiền trên trong thời hạn một năm kể từ ngày đăng tin tìm chủ sở hữu.

Đến chiều 13/5, bà Ngọt đã mang một số loại giấy tờ bổ sung giấy tờ của ông Caleb Afolayan, gồm: giấy phép lao động cho một công ty với vai trò giáo viên (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cấp), giấy tạm trú (do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP HCM cấp), hai loại giấy tờ trên có thời hạn từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2013 đến nộp tại công an quận Tân Bình.

Tuy nhiên, đại diện công an quận Tân Bình cho rằng, việc bà Ngọt cung cấp các giấy tờ trên không liên quan đến việc chứng minh chủ sở hữu của số tiền 5 triệu yên; còn việc bà Ngọt và ông Afolayan Caleb chưa thực hiện các thủ tục hôn nhân theo quy định nên chưa thể xem là vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.

Nhân vật xuất hiện “phút 89” trong vụ 5 triệu yên: “Tôi không biết chồng mình dùng giấy tờ giả”
Người phụ nữ thu mua ve chai mong muốn cơ quan chức năng sớm "phán quyết" số tiền 5 triệu yên mà chị phát hiện hơn 1 năm trước đó

Trong đơn khiếu nại của chị Hồng gửi công an quận Tân Cũng cũng nêu rất rõ: “Bà Phạm Thị Ngọt trong vụ việc này và ông Afolayan Caled chưa phải là vợ chồng hợp pháp, chưa thực hiện thủ tục ghi chú hộ tịch tại Việt Nam. Tức là, bà Ngọt không đủ tư cách là người đứng đơn. Như vậy, công an quận Tân Bình không có cơ sở để nhận đơn yêu cầu nhận lại tài sản của bà Ngọt”.

Theo khiếu nại của chị Hồng: “Bà Ngọt không phải đương sự, không có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản. Vậy căn cứ vào cơ sở pháp lý nào mà cơ quan công an quận Tân Bình vẫn thụ lý vụ việc? Dựa vào cơ sở pháp lý nào, công an quận Tân Bình tiếp tục xác minh chủ sở hữu tài sản trên, đặc biệt là khi thời hạn đã hết, dựa vào căn cứ pháp lý nào mà quá thời hạn 1 năm theo quy định pháp luật, công an quận Tân Bình tự gia hạn thời gian tìm kiếm chủ sở hữu? Những việc trên trực tiếp gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi”.

Trung Kiên


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”