Nghịch lý Trung Quốc cần gạo vẫn ép doanh nghiệp Việt

Hoạt động xuất gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc hiện đã bị đình trệ gần như hoàn toàn từ nửa cuối tháng 4 với lý do họ muốn thu thuế hàng nhập khẩu.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Tờ TBKTSG Online dẫn lời ông Nguyễn Công Khanh, một thương lái tại Hải Phòng chuyên bán gạo tiểu ngạch đi Trung Quốc, cho biết hoạt động xuất gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc hiện đã bị đình trệ gần như hoàn toàn.

“Chỉ một số ít đầu mối lớn, họ có cách riêng thì vẫn đưa gạo qua được,” ông Khanh cho biết.

Thực tế việc xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc từ nửa cuối tháng 4-2015 đến nay tiếp tục gặp khó khăn do Trung Quốc cấm biên (không cho nhập khẩu tiểu ngạch) tại các cửa khẩu tiếp giáp giữa hai nước.

Theo ông Khanh, nguyên nhân là do phía Trung Quốc thực hiện lệnh cấm biên tại các cửa khẩu ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng...

“Mục đích của Trung Quốc là để họ thu thuế hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào, chứ thực ra nhu cầu mua của họ vẫn rất lớn,” ông Khanh nói.

Dù không có con số thống kê chính thức từ các địa phương, nhưng theo một số doanh nghiệp có xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc, hiện đang có hàng ngàn tấn gạo bị dồn ứ tại các cửa khẩu tiếp giáp quốc gia này.

Trong khi thực hiện lệnh cấm biên đối với gạo của Việt Nam thì Trung Quốc vẫn đẩy mạnh mua gạo từ Campuchia.

 
Hàng ngàn tấn gạo bị ùn tắc ở cửa khẩu do Trung Quốc ép để thu thuế đường tiểu ngạch

Hàng ngàn tấn gạo bị ùn tắc ở cửa khẩu do Trung Quốc ép để thu thuế đường tiểu ngạch

Đây là một nghịch lý trong khi đáng ra với dân số 1,4 tỷ dân, dự đoán sẽ thiếu lương thực trong tương lai không xa, đáng ra TQ phải phụ thuộc vào Việt Nam.

Tuy nhiên từng chỉ ra nguyên nhân này, GS Võ Tòng Xuân đã nói thẳng lỗi là do Việt Nam.

Theo GS Xuân, phần lớn VN xuất khẩu qua đường tiểu ngạch vì giấy tờ không cần làm nhiều, không phải đóng thuế dù tiền thu lại từ bán gạo không cao. Ví dụ giống lúa 50404 nông dân trồng rất dễ dàng, thu mua thấp nên cách làm như vậy đã hạ giá sản phẩm của mình.

Để Trung Quốc mua dễ nhưng Việt Nam lại lỗ, làm hư đường xá và ép nông dân bán giá rẻ vì vậy người ta mới bán nhiều nhưng giá trị không được như gạo của Thái Lan hoặc như 1 số công ty bán đường đường chính theo đường xuất khẩu chính ngạch.

Thêm lý do quan trọng khiến gạo của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc do chất lượng gạo còn thấp nên việc xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn hơn.

Một nguyên nhân khác, không chỉ ở lúa gạo mà nhiều mặt hàng khác, việc xúc tiến thương mại của Việt Nam còn rất yếu. Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Bộ Công thương chưa có những chiến lược để đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có chất lượng.

"Bản thân TQ đang phụ thuộc VN. Họ đâu có đủ lương thực, thực phẩm, lúa gạo vì theo ước tính của các nhà kinh tế đến năm 2020 TQ sẽ thiếu ăn, thiếu nguồn lương thực ít nhất là 10 triệu tấn.

Việt Nam phải lấy hoàn cảnh này để điều chỉnh không nên bán giá quá thấp để nông dân bị thiệt hại đường xá bị thiệt hại. Việt Nam luôn trong thế chủ động hơn bị động nên bây giờ VN cần chủ động.

Việt Nam phải đặt điều kiện, mua bán chứ không thể cầu cạnh TQ để bán vì mình biết TQ cần mình chứ TQ không thể đi chỗ khác mua. Đồng thời, chất lượng của các sản phẩm cũng cần được chấn chỉnh, chế biến các sản phẩm có chất lượng để bán giá cao hơn", GS Võ Tòng Xuân nói.

Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”