Nghịch lý thị trường bất động sản nội đô

Trường Thịnh

(Dân trí) - Giá đất trung bình tại khu vực nội thành Hà Nội thực tế cao gấp 2,3 lần so với mức giá cao nhất mà TP. Hà Nội điều chỉnh nhưng vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm, được được các nhà đầu tư săn tìm. Vì sao lại có nghịch lý này?

Đất nội đô: “Tấc đất, tấc vàng”

Từ thời điểm phục hồi năm 2014, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, giá đất nội đô ngày càng gia tăng chóng mặt. Dẫn đầu về hệ số giá đất cao tại khu vực trung tâm có thể kể đến quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng…

Nghịch lý thị trường bất động sản nội đô - 1

Cuối năm 2019, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất điều chỉnh tăng 30% giá đất, nhằm xây dựng bảng giá bám sát thực tiễn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch với thị trường. Theo đó, giá đất dự kiến cao nhất tại khu vực nội thành là hơn 200 triệu đồng/m2, áp dụng cho một số địa bàn tại quận Hoàn Kiếm.

Dù vậy, bảng giá đất mà UBND TP. Hà Nội dự kiến áp dụng vẫn thấp hơn nhiều so với thực tế giao dịch trên thị trường. Thống kê của Công ty Gachvang (công ty chuyên nghiên cứu về mặt bằng giá đất) cho thấy, giá đất trung bình tại nội thành cao gấp 2,3 lần so với mức đề xuất bởi không chỉ riêng Hà Nội mà hầu hết các dự án tại khu vực trung tâm thường là những dự án cao cấp, đắt giá.

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, từ năm 2020, quỹ đất tại các quận nội thành cạn kiệt, Chính phủ tăng khung giá đất, đồng thời chi phí đầu vào cho xây dựng tăng cao sẽ khiến giá đất tăng “phi mã”, nhất là trong bối cảnh “đất chật, người đông”.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung

Thực tế cho thấy, mặc dù giá căn hộ tại khu vực nội thành luôn ở mức cao nhưng tỷ lệ thanh khoản lại rất nhanh chóng. Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu bất động sản như Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Savills,… nhấn mạnh, những dự án trong khu vực lõi nội thành luôn nhanh chóng hết hàng ngay từ thời điểm mở bán.

Lý giải “sức nóng” của những dự án trên, các chuyên gia cho rằng, quỹ đất hạn hẹp cộng với siết chặt quy định về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng đã khiến nguồn cung bất động sản tại khu vực trung tâm ngày càng hạn chế, trong tương lai, con số dự án sẽ trở nên “nhỏ giọt” và dẫn tới “cạn kiệt”. Điều này lý giải tình trạng nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường nhà ở trung tâm luôn lệch pha. Dù hiện tại, Hà Nội đã có quy hoạch mở rộng về ngoại ô nhưng tâm lý của người dân vẫn chuộng nhà ở tại trung tâm bởi giao thông thuận lợi cũng như dễ dàng kết nối với các tiện ích: trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện…

Nghịch lý thị trường bất động sản nội đô - 2

Cũng theo ông Đính, khi quỹ đất nội đô eo hẹp, nguồn cung khan hiếm, nhu cầu ở gia tăng, mức giá những dự án tại nội đô có thể tăng trên 10% trong năm 2020. Nếu tình trạng nguồn cung còn tiếp tục khan hiếm như thời điểm hiện nay, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ thiếu cung trầm trọng trong năm 2021. Hà Nội sẽ sớm hết hàng trước TP. HCM” - ông Đính nhấn mạnh.

Dự báo từ thị trường cho thấy, quỹ đất Hà Nội sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các dự án chỉ trong giai đoạn ngắn hạn. Đơn cử như vị trí vàng 90 Đường Láng do TNR Holdings Vietnam (thành viên Tập đoàn TNG Holdings Vietnam với 25 năm Xây dựng và Phát triển) triển khai đã và đang thu hút được lượng quan tâm rất lớn trên thị trường. Dù chưa có thông tin chính thức về thời điểm ra mắt dự án nhưng các nhà đầu tư đã săn tìm từ sớm. Đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án đang gấp rút triển khai để ra mắt thị trường trong thời gian tới. Còn theo giới chuyên gia, dự án sẽ tạo nên cơn sốt tại khu vực quận Đống Đa do hội tụ nhiều ưu điểm: vị trí trung tâm, diện tích căn hộ linh động và tiện ích đồng bộ…

Thông tin chi tiết dự án vui lòng liên hệ:

Địa chỉ dự án: số 90 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội