Ngành thực phẩm Việt Nam ngược dòng khủng hoảng

“Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay” đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống VN tại TP. HCM ngày 11/9 vừa qua.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ước đạt khoảng 29,5 tỉ USD. Mức tiêu thụ bình quân đầu người vào năm này ước đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 USD/năm).

Dưới góc độ khả năng sinh lời,  thống kê của Vietnam Report trên danh sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm - đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau ngành viễn thông.

Cụ thể, chỉ số ROE của ngành này đạt 0.37, có nghĩa là cứ 10 đồng vốn bỏ ra, ngành thực phẩm - đồ uống thu được 3,7 đồng lời. Mức sinh lời này cao hơn cả ngành dệt may - da giày, dược và thiết bị y tế, khoáng sản hay tài chính - ngân hàng.

Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD.

10 ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong BXH V1000 năm 2013. Nguồn: Vietnam Report

10 ngành có chỉ số ROE, ROA trung bình cao nhất trong BXH V1000 năm 2013. Nguồn: Vietnam Report

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Thực tế cũng cho thấy dòng vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày một tăng cao, với những cái tên đình đám như Vinamit, Acecook, Ma San, Phú Mỹ Bakerry...
 
An toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là thách thức lớn nhất và cũng là vấn đề được xã hội rất quan tâm nhiều nhất khi mối lo ngại về chất lượng thực phẩm ngày một tăng cao. Cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện nhiều những sai phạm về an toàn thực phẩm như vụ phát hiện bánh Trung Thu quá hạn sử dụng nhưng vẫn có mặt trên thị trường hay một số doanh nghiệp nhậu bao bì có chất bảo quản với nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng...
 
Theo ông Tạ Văn Tiến - Tổng Giám Đốc công ty Phú Mỹ Bakerry, chuyên sản suất bánh bao: “Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay rất nhạy cảm với những thông tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, do đó với những doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận và không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chắc chắn sẽ tự loại mình khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển nếu xây dựng trên giá trị thực”.
 
Phú Mỹ Bakery, đơn vị có tốc độ tăng trưởng đáng nể trong thời gian qua
Phú Mỹ Bakery, đơn vị có tốc độ tăng trưởng đáng nể trong thời gian qua
 
Thị trường Việt Nam với 90 triệu dân là cơ hội rất lớn cho ngành hàng thực phẩm phát triển, đặc biệt là với các DN có nội lực và có quy trình sản xuất hiện đại có hệ thống quản lý đảm bảo để đưa ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng tốt.
 
Phú Mỹ Bakerry là một trong những doanh nghiệp lớn đã khẳng định được sản phẩm bánh bao thương hiệu Phú Mỹ trên thị trường do doanh nghiệp được xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị thực và luôn quan tâm đến tâm tư và nhu cầu người tiêu dùng với các sản phẩm bánh bao sạch và an toàn, không sử dụng chất bảo quản, không chất tẩy trắng và sản xuất hoàn toàn tự động từ pha trộn nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm cuối cùng. Nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và từ các nhà cung ứng lớn, uy tín như Bakels, Interflour. Kết quả là doanh nghiệp đã nhận được nhiều thưởng uy tính như “ Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng” , “ Huy chương vàng và danh hiệu thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng” do Cục an toàn vệ sinh Thực Phẩm – Bộ Y Tế Việt Nam trao tặng năm 2006 “ Thực phẩm Việt vì sức khoẻ người Việt - 2011” do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2010 Công ty đã xây dựng thành công “ Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005”.
 
H.S
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước