Ngành F&B tại Việt Nam với những cơ hội và thách thức
(Dân trí) - Lĩnh vực F&B (ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) tại Việt Nam những năm gần đây trở nên quen thuộc cùng với việc nhiều doanh nghiệp mang các thương hiệu ngoại về nước qua hình thức nhượng quyền. Thực tế cho thấy, McDonald's, Starbucks, KFC, Burger King, Pizza Hut, Loteria... những thương hiệu nổi tiếng trong thị trường đồ ăn, thức uống của các ông trùm đồ ăn, thức uống trên thế giới đều có mặt ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Hiện nay cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Qua từng năm con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể. (Thống kế của Kinh Tế và Dự báo của Bộ KH&ĐT)
Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hằng năm 20% và từ 2 năm trước, đã đạt quy mô 282 triệu USD. Vì thế, không riêng trà sữa của Đài Loan (The Alley, Gong Cha, Dingtea, Tiên Hưởng, Coco, Bobapop, Sharetea, R&B Tea, Maku, Chachago, Uncle Tea, OneZo) mà mô hình trà sữa ở nhiều nước cũng đổ vào Việt Nam. Có thể kể ra các tên tuổi như Koi Thé (Singapore), Royal Tea, Comebuy, Heekcaa (Hồng Kông), Goky, Ryucha (Nhật), Chamichi, Milktea Guy (Thái Lan), Britea (Anh), Meet & More (Hàn Quốc) ...
Nhìn lại ngành F&B qua lăng kính của các chuỗi cửa hàng đồ uống… trà sữa, cà phê
Năm 2017, có lẻ là thời điểm ghi nhận tăng trưởng kỷ luật của thị trường trà sữa với nhiều thương hiệu ngoại xuất hiện hàng loạt ở Việt Nam
Đến thời điểm hiện nay, Gong Cha ở Việt Nam lên con số 37. So với các thương hiệu trà sữa khác như Ding Tea, Toco Toco, Tiên Hưởng... thì quy mô mở chuỗi này còn khiêm tốn. Chẳng hạn, tính đến nay, Toco Toco mở hơn 100 cửa hàng, Ding Tea mở được 91 cửa hàng, Tiên Hưởng khoảng 50 cửa hàng.
“Tân binh” mới nhất đang được nhiều bạn trẻ ở các thành phố lớn ưu thích, đồng thời cũng được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện chính là thương hiệu The Coffee House đến 7/2018 đã chạm mốc 100 cửa hàng.
Và Phúc Long dù cạnh tranh khi xuất hiện nhiều chuỗi trà sữa ngoại nhập như Sharetea, Royaltea.
Đối với các chuổi cửa dịch vụ ăn uống thì sao …
Phải kể đến trong sân chơi F&B là Golden Gate, Món Huế, Red Sun, The KAfe Group, QSR Vietnam...đang có những sự bứt phá mạnh mẽ.
Với tham vọng thống lĩnh thị trường nhà ăn uống, Golden Gate tiếp tục đề ra kế hoạch mở rộng rất tham vọng cho năm 2018 với việc dự kiến sẽmở mới 88 cửa hàng, tăng 39% so với cuối năm 2017 lên 316 cửa hàng. Ba thương hiệu chính được Golden Gate tập trung mở trong năm nay là Kichi Kichi, Hutong và Gogi House.
Còn Redsun với 12 thương hiệu và hơn 140 cửa hàng trên cả nước, mục tiêu đến năm 2021 mở 450 nhà hàng, trong đó có 200 nhà hàng nhượng quyền trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh đó cũng rất nhiều hệ thống cửa hàng dần đi vào quên lãng với khách hàng.
Theo bà Thanh Thảo - Chuyên gia tư vấn F&B cho các nhà đầu tư tại Việt Nam: “Những yếu tố về khả năng vận hành, tài chính, lựa chọn điểm, Dịch vụ khách hàng là hiển nhiên, yếu tố nghiên cứu hành vi, thói quen tiêu dùng rất cần thiết và quan trọng đối với nhà đầu tư. Người Việt rất thích, sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ ăn uống mới, tuy nhiên lại chóng chán và hiệu ứng đám đông rất mạnh cùng với sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ. Để tạo sự khác biệt trong ngành ăn uống không khó, mà là duy trì nó và linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm và cách bạn đưa điều đó đến với khách hàng.
Không phải cứ thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới về Việt Nam là có thể “sống sót” trong “con bão” F&B tại Việt nam. Vì đã có nhiều thương hiệu ra đi tại thị trường Việt Nam. Quan trọng của nhà đầu tư F&B thấu hiểu được chính khách hàng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hơn thế nữa chính trên “sân nhà” chúng ta có lợi thế hiểu người tiêu dùng cũng như sự đa dạng đồ ăn đồ uống của Việt Nam. Điển hình như sự thành công của Golden Gate và The Coffee House trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, khả năng quy trình hóa để giữ vững chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố tối quan trọng. Ngoài sản phẩm vật chất là đồ ăn/đồ uống, khách hàng còn cảm nhận dịch vụ qua sự kết nối với con người. Những chuỗi thành công là những chuỗi kiểm soát được yếu tố con người một cách tốt nhất, giúp dịch vụ luôn giữ được ở tiêu chuẩn nhất định. Đó là 2 yếu tố cơ bản nhất để một mô hình F&B có thể bắt đầu thử sức và mở rộng. Khi càng mở rộng, sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu 2 vấn đề cốt lõi trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công.