1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm đẩy mạnh lộ trình thanh toán không dùng tiền mặt, không chỉ ngân hàng nội địa “made in Việt Nam” mà nhiều ngân hàng ngoại cũng đang tranh thủ thời điểm người dân mở “hầu bao” mua sắm cuối năm để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng.

Theo Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số.

Cùng với đó, đề án chủ trương phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện; với trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận lớn dân cư.

Với chủ trương đã đề ra, thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã tích cực triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, tranh thủ thời điểm người tiêu dùng “thoáng” hơn trong việc “mở hầu bao” chi tiêu sắm Tết, hàng loạt ngân hàng đã đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng.

Theo phản ánh của chị Thu Minh (Giải Phóng, Hà Nội), vài tháng gần đây, chị liên tục nhận được lời chào mời mở thẻ tín dụng từ nhân viên các ngân hàng. Và điều chị ngạc nhiên nhất là không hiểu vì sao các ngân hàng lại có đầy đủ thông tin thu nhập của chị.

“Không hiểu sao họ lại có được thông tin thu nhập hàng tháng của tôi để chào mời mở thẻ. Bởi theo nhân viên các ngân hàng, mức thu nhập như thế là đạt chuẩn để mở thẻ tín dụng”, chị Thu Minh phản ánh.

Và trước việc chào mời nhiệt tình của nhân viên ngân hàng, chị Thu Minh cũng đã mở thẻ tín dụng của một ngân hàng có hội sở tại Hà Nội. Theo đánh giá của chị Minh, từ khi có chiếc thẻ tín dụng đó, chị cũng “thoáng” hơn với các quyết định mua sắm, bởi chỉ cần “quẹt” thẻ rồi về thanh toán với ngân hàng sau…


Để kích thích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng,
Để kích thích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, từ nay đến hết ngày 31/1/2014, ngân hàng triển khai chương trình “Số 9 may mắn” với cả ngàn giải thưởng giá trị lên đến gần 1 tỷ đồng.

Theo đại diện VPBank, thẻ là một loại hình tín dụng tiện lợi, kích thích người tiêu dùng mua sắm, qua đó giúp ngân hàng gia tăng thị phần khách hàng. Với việc mở thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể tiêu tiền trước rồi trả sau và được hưởng tối đa 45 ngày tín dụng không lãi suất khi mua sắm.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Tại VPBank, để kích thích nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, từ nay đến hết ngày 31/1/2014, ngân hàng triển khai chương trình “Số 9 may mắn” với cả ngàn giải thưởng giá trị lên đến gần 1 tỷ đồng. Trong đó, 800 giải may mắn và 10 giải đặc biệt là quà tặng chương trình dành cho những khách hàng giao dịch thành công bằng thẻ tín dụng của VPBank khi thanh toán hàng hóa/dịch vụ qua POS hoặc Internet và có mã số chuẩn chi của giao dịch là số 9.

“Với thẻ tín dụng VPBank, khách hàng có thể sử dụng để chi trả tiền hàng hóa dịch vụ tại trên 198 quốc gia, rút tiền mặt tại hơn 2 triệu máy ATM trên toàn cầu và toàn bộ máy ATM tại Việt Nam. Ngoài ra, khách hàng còn có thể thanh toán với hạn mức lên đến 500 triệu VND, miễn lãi suất trong vòng 45 ngày và được tận hưởng nhiều chương trình ưu đãi giảm giá hấp dẫn khác”, đại diện VPBank nhấn mạnh.

Trước xu hướng các ngân hàng ồ ạt tăng thị phần khách hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua phát hành thẻ ghi nợ, theo một nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ), từ nay đến năm 2014, thị trường thẻ ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 18,5%. Do đó, các công ty phát hành thẻ, nhà cung cấp, nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc chiếm lĩnh thị phần.

Cũng theo nghiên cứu trên, không chỉ thẻ thanh toán mà thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… cũng phát triển nhanh trong vài năm gần đây. Dù quy mô thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam tương đối nhỏ nhưng là một trong những thị trường năng động nhất thế giới.

Báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho thấy, toàn thị trường hiện có 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành đạt gần 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với năm 2011). Trong đó, các ngân hàng thành viên chiếm 98% thị phần.

Tuy nhiên, thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn 92,31%, thẻ quốc tế chỉ chiếm 7,69%. Điều này cho thấy, thẻ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng.

Hoàng Lan

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước