Ngân hàng Bản Việt trong cuộc đua giành thị phần bán lẻ
Đối với ngành ngân hàng, bán lẻ cũng là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng tham gia phải nâng cao cạnh tranh cả về chiều sâu và rộng. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào phân khúc bán lẻ, nhằm tận dụng lợi thế dân số trẻ và năng động. Đặc biệt, các ngân hàng quy mô nhỏ đang có được những bước tiến đáng ghi nhận để tạo chỗ đứng và có được thị phần mong muốn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng (DVNH) ngày càng cao, đặc biệt là DVNH bán lẻ. Riêng mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng khả quan và sẽ là mảng kinh doanh chủ đạo của các ngân hàng. Đánh giá về cơ cấu thu nhập của các ngân hàng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết năm 2017, tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% trong khi năm 2016 chỉ tăng 50,2%. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tăng từ 12,3% (năm 2016) lên 18% năm 2017.
Định hình công nghệ ngân hàng hiện đại
Trong cuộc chạy đua có phần gay gắt hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các chiến lược, chính sách nhằm dành vị thế riêng; đặc biệt là không ngần ngại đầu tư mạnh tay vào mảng công nghệ. Theo đó hàng triệu USD được chi để phát triển công nghệ riêng.
Năm 2018 là năm cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, đặc biệt là phân khúc ngân hàng nhỏ và trung bình, chính vì vậy Bản Việt phải vừa linh hoạt chuyển đổi, vừa có các khoản đầu tư mạnh mẽ để mở rộng thị phần.Một trong những bước thay đổi lớn của Ngân hàng Bản Việt, đó là việc đầu tư khá mạnh mẽ cho hệ thống công nghệ để tạo ra các tiện ích thiết thực phục vụ khách hàng.
Đầu tiên phải kể đến việc triển khai dịch vụ video call thoại có kèm hình ảnh trên Mobile app, cho phép người sử dụng có thể nghe và nhìn thấy hình ảnh chuyển động của nhân viên, giúp cho việc tư vấn của nhân viên Ngân hàng với khách hàng hiệu quả, nhanh chóng, và an toàn. Có thể nói ngân hàng Bản Việt là một ngân hàng tiên phong đưa ra dịch vụ này để nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc cho khách hàng.
Một điểm đáng ghi nhận trong tháng 4 là việc Ngân hàng Bản Việt ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện triển khai Hệ thống Phê duyệt và khởi tạo tín dụng (LOS) với Công ty Hệ thống thông tin FPT thuộc Tập đoàn FPT. Đây là dự án nhằm mục tiêu quản lý quy trình cấp tín dụng của Bản Việt một cách chặt chẽ và toàn diện, và quan trọng là rút ngắn thời gian cấp tín dụng đến khách hàng. Ngoài ra, việc nâng cấp ngân hàng điện tử và xây dựng các tiện ích phục vụ khách hàng trên ngân hàng điện tử (internet banking, mobile banking) cũng là một bước ngoặt giúp Bản Việt thu hút một số lượng lớn khách hàng giao dịch.
Mở rộng mạng lưới và đầu tư vào con người
Trong năm 2017, ngân hàng đã đạt được 47 điểm giao dịch và được sự chấp thuận của NHNN mở thêm 23 điểm giao dịch mới riêng trong 2018. Đến cuối 2018 Ngân hàng Bản Việt sẽ có 70 điểm giao dịch trên toàn quốc, tăng hơn 2 lần so với 2015. Mở rộng thị phần giúp Ngân hàng Bản Việt tiếp cận nhanh chóng với thị trường rộng lớn còn đang bỏ ngỏ bởi một lượng lớn dân cư chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt thị trường nông thôn.
Trải nghiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Bản Việt không chỉ dừng lại ở việc giao dịch với ngân hàng dễ dàng hơn thông qua việc các CN/PGD của Ngân hàng Bản Việt được mở rộng và trải dài khắp từ Bắc vào Nam mà còn được thuận tiện, thoải mái hơn với mô hình CN/PGD hiện đai, khang trang, đầy đủ tiện nghi.
Với việc đầu tư mở rộng mạng lưới như vậy thì yếu tố con người cũng được Ngân hàng Bản Việt quan tâm hàng đầu. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Bản Việt đã có những chương trình tuyển dụng với các chính sách hợp lý để thu hút một lực lượng lớn nhân tài từ các ngân hàng, công ty lớn trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc đầu tư vào các chương trình đào tạo, giảng dạy nội bộ và hoạt động gắn kết nhân viên cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng bộ máy nhân sự của ngân hàng.
Năm 2018 là năm ngân hàng xây dựng nền tảng vững chắc và đẩy mạnh các hoạt động để hiện thực hóa chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Tại ĐHCĐ 2018, hội đồng cổ đông đã cùng thống nhất đặt ra mục tiêu tăng trưởng chung với tổng tài sản đạt 46.000 tỷ đồng, tăng 15%, lợi nhuận trước thuế đạt 80 tỷ đồng, tăng 118% so với năm 2017. Theo lãnh đạo ngân hàng, các mục tiêu này đều được tính toán rất kỹ trong bối cảnh năm 2018 là năm tập trung đầu tư công nghệ, mang lưới và con người.Cuộc chay đua với các ngân hàng lớn là một thách thức thực sự đối với các ngân hàng nhỏ, bởi có sự hạn chế nhất định về thị phần, quy mô và khả năng đầu tư. Nhưng với chiến lược đúng đắn, lấy khách hàng làm trung tâm, tận dụng lợi thế công nghệ, Ngân hàng Bản Việt đang dần khẳng định vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam.