1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Mỹ sắp giáng vũ khí mới vào kinh tế Nga

Để trừng phạt Nga vì Ukraina, Bộ Tài chính Mỹ đang triển khai một vũ khí kinh tế gây thiệt hại cho Nga nặng nề hơn là các lệnh trừng phạt: Đó là Sở Thuế vụ.

Mùa hè này, Mỹ lên kế hoạch bắt đầu sử dụng một luật mới, trong đó khiến các ngân hàng Nga tốn nhiều tiền hơn khi hoạt động kinh doanh tại Mỹ.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: BI
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: BI

 

“Đòn này thật sự mạnh” - Mark E. Matthews, phó ủy viên hội đồng của Sở Thuế vụ Mỹ, bình luận. “Luật này sẽ đẩy các ngân hàng Nga vào tình trạng rất bấp bênh”. 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Bắt giữ tiếp 230.000 ống “kích phọt” rau quả có nguồn gốc từ Trung Quốc

* Vinaconex giải thích nguyên nhân 6 lần vỡ đường ống sông Đà

 

 

Từ lâu trước khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra, Quốc hội Mỹ đã thông qua một luật vào năm 2010 nhằm giảm tình trạng trốn thuế với các tài khoản nước ngoài. 

 

Bắt đầu từ tháng 7 tới, các ngân hàng Mỹ sẽ giữ lại một khoản tiền trị giá 30% tổng số tiền thanh toán đối với các thể chế tài chính ở một số nước – trừ khi các ngân hàng nước ngoài đó có các thỏa thuận chia sẻ thông tin với Sở Thuế vụ Mỹ về các chủ tài khoản.

 

Nga cùng với hàng chục quốc gia khác đã đàm phán về thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ, để tránh cho các ngân hàng của họ phải chịu khoản phí tổn nặng nề trên.

 

Tuy nhiên, sau khi Nga sáp nhập Crưm và làn sóng ly khai cùng bạo lực gia tăng ở miền đông Ukraina, Bộ Tài chính Mỹ đã âm thầm ngừng các đàm phán từ hồi tháng 3. 

 

Do thời hạn 1/7 đang cận kề, các ngân hàng Nga lúc này đang lo ngại rằng mọi khoản đầu tư vào Mỹ đang đội lên.

 

Bộ luật mới cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng Nga mua cổ phần tại Mỹ từ sau ngày 1/7 sẽ bị mất 30% tiền lãi và thanh toán cổ tức. 

 

Các nhà đầu tư tư nhân sử dụng các thể chế tài chính của Nga để tiện cho giao dịch cũng chịu khoản phí tổn này.

 

Matthews nói rằng ‘đây thật sự là một vấn đề lớn đối với’ các công ty Nga.

 

Nếu đôi bên không đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin, khoản tiền thuế bị giữ lại này sẽ kéo dài tới năm 2017.

 

Brian L. Zimbler, quản lý của công ty luật quốc tế Morgan Lewis văn phòng Moscow, nhận định đối với Nga, các khoản tiền phạt này tác động tiêu cực đến nền kinh tế còn hơn cả các trừng phạt vừa qua của Mỹ.

 

“Nếu như các trừng phạt chỉ giới hạn trong một vài cá nhân và ngân hàng nhất định, thì luật này áp đặt lên tất cả mọi đối tượng trong thị trường. Do vậy tôi nghĩ là luật này sẽ còn tệ hơn các trừng phạt đối với người Nga” – Zimbler nói.

 

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, các ngân hàng Nga vẫn có thể tiến hành chia sẻ thông tin về các chủ tài khoản Mỹ trực tiếp với Sở Thuế vụ. Nhưng họ lại đối mặt với nguy cơ vi phạm các luật về bảo mật thông tin ở Nga khi chia sẻ dữ liệu này với một chính quyền nước ngoài.

 

“Họ không thể làm vậy. Nga không có luật về bảo mật ngân hàng” – Zimbler nói.

 

Trong khi đó, các ngân hàng Nga sắp hết thời gian để xử lý vấn đề này. Bộ Tài chính Mỹ dự định công bố danh sách các ngân hàng nước ngoài không chịu phí tổn này vào tháng 6 tới. 

 

Không có tên trong danh sách này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải chịu 30% tiền thuế bắt đầu từ tháng 7.

 

Nga và Mỹ là những đối tác thương mại quan trọng. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu hàng hóa của Nga trị giá 27 tỉ USD và xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 11 tỉ USD sang Nga.

 

Theo Lê Thu

VietnamNet

 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước