1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình

Việc làm tổn hại đến nền kinh tế Nga cũng sẽ có tác động đến các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu tại thị trường này.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong tháng trước đã nêu lên sự phức tạp việc đưa ra quyết định xung quanh các biện pháp đối với Nga trước khi áp lệnh trừng phạt tăng cường.

 

Tuy nhiên, ông Kerry cũng lưu ý rằng Nga là một quốc gia nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và cho rằng việc làm tổn hại đến nền kinh tế Nga cũng sẽ có tác động đến các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu của Mỹ tại thị trường Nga.

 

“Nếu chúng ta lựa chọn con đường này, không chỉ Nga mà cả nước Mỹ cũng không thể tránh khỏi những tổn hại về kinh tế”, ông Kerry cảnh báo.

 

Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình
Kinh tế Nga rơi vào suy thoái sẽ kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác (Ảnh: KT)

 

Thậm chí, không chỉ riêng Mỹ mà các quốc gia châu Âu và các quốc gia láng giềng thân cận với Nga cũng sẽ gặp không ít khó khăn trước những lệnh trừng phạt tăng cường này.

 

Mặc dù có thể phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế, song việc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga là điều khó tránh khỏi. Trong báo cáo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF công bố tuần trước, tổ chức này đánh giá nền kinh tế Nga đang rơi vào “ngõ cụt” sau cuộc khủng hoảng Ukaine.

 

Báo cáo cho biết, kinh tế Nga đang dần cho thấy những vướng mắc trong cơ cấu ngày càng trầm trọng hơn sau cuộc khủng hoảng địa chính trị Ukraine. Tăng trưởng kinh tế Nga dự kiến sẽ giảm còn 0,2% trong năm nay, từ mức 1,3% trong năm ngoái. Các khoản đầu tư cũng tiếp tục sụt giảm do môi trường kinh doanh bất ổn.

 

Có thể thấy rõ, giả sử nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái nghiêm trọng, nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này sẽ sụt giảm. Theo số liệu của thống kê gần đây nhất của Học viện Massachusetts, Mỹ dường như sẽ chịu tác động nhỏ nhất do kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Nga năm 2011 chưa tới 1%.

 

Ngược lại, một số quốc gia láng giềng với Nga sẽ không được “may mắn” như vậy.

 

Mối quan hệ của Ukraine với Nga đang thay đổi đáng kể, song hoạt động thương mại song phương vẫn còn phụ thuộc nhau khá nhiều. Năm 2011, thị trường Nga chiếm tới 27% kim ngạch xuất khẩu của Ukraine. Một quốc gia thân cận khác là Moldova, thị trường được đánh giá là tiềm năng của Nga, cũng xuất khẩu sang Nga 26% tổng kim ngạch hàng hóa.

 

Quốc gia phía Bắc Ukraine là Belarus dường như sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn bất kỳ quốc gia nào nếu Nga giảm nhập khẩu, do thị trường Nga chiếm tới 32% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này.

 

Tác động mà các lệnh trừng phạt kinh tế Nga đem lại thậm chí ngay lập tức có thể vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của quốc gia này.

 

Estonia, Latvia và Lithuania là 3 bước thuộc Liên Xô cũ và hiện là thành viên của NATO, sẽ không có khả năng bị Nga can thiệp quân sự nhờ các hiệp ước nghĩa vụ cam kết giữa Mỹ và các thành viên. Tuy nhiên, về mặt kinh tế thì lại khác. Latvia phụ thuộc vào Nga với vai trò là khách hàng chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu; Lithuania và Estonia cũng xuất khẩu tới 14% kim ngạch hàng hóa sang Liên bang Nga.

 

Các nền kinh tế châu Âu ít bị ảnh hưởng hơn song cũng không tránh khỏi thiệt hại về mặt thương mại. Đức và Italia xuất khẩu 3% kim ngạch hàng hóa sang Nga, trong khi Pháp xuất khẩu khoảng 2% kim ngạch sang thị trường này. Đây không phải là những con số lớn, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt hiện nay, sự sụt giảm nhỏ trong nguồn cầu cũng đem lại những tác động khó lường.

 

Trước đó, vào ngày 28/4, Mỹ tuyên bố đóng băng tài sản và cấm thị thực của 7 quan chức và 17 công ty thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. EU cũng thống nhất áp dụng lệnh trừng phạt với 15 quan chức khác của Nga, với cáo buộc những người này có vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Gần đây nhất, ngày 2/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga nếu nước này không có những nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng tại Ukraine.

 

Quyết định này sẽ khiến Nga và các quốc gia có quan hệ thân cận với Nga phải chuẩn bị những biện pháp đối phó kịp thời để tránh những tác động khôn lường đối với nền kinh tế./.

 

Theo Thùy Anh

VOV online/CNBC
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước