Mua căn hộ: Cẩn trọng kẻo mua nhầm “bánh vẽ”
(Dân trí) - Khi mua căn hộ, nhiều khách hàng bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo hoành tráng, mô hình mỹ miều của đơn vị phân phối. Để rồi sau khi nhận nhà, họ phải đối mặt với hàng loạt rắc rối phát sinh như: tiện ích không như quảng cáo, nhà nhận đã lâu mà không có sổ...
Mua nhầm chứ bán sao nhầm được!
Tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân ở các dự án căn hộ không còn là vấn đề mới vì nó đã diễn ra gay gắt trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, chỉ sau báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về tình trạng cư dân khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản mới thấy rõ toàn cảnh tình trạng này đang rất phức tạp khi có hơn 108 dự án xảy ra tranh chấp và 107 dự án bị khiếu nại. Đây là con số không hề nhỏ bởi mỗi dự án đều có từ vài trăm đến vài nghìn căn hộ.
Theo các chuyên gia, các vấn đề thường xảy ra tranh chấp nhất giữa chủ đầu tư và cư dân là sai khác giữa các tiện ích mà cư dân được nghe quảng cáo khi mua nhà với thực tế khi nhận nhà. Nguyên nhân là do hầu hết các dự án đều được bán thông qua các đơn vị phân phối, mà các đơn vị phân phối chỉ có mục tiêu là bán được hàng nên thường tung hô dự án lên tới trời nhằm câu kéo khách hàng, còn chuyện khách hàng phản ứng sau khi nhận nhà thì theo họ là... chuyện của khách hàng và chủ đầu tư.
Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tranh chấp mà báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra là năng lực của chủ đầu tư. Theo Bộ Xây dựng, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực tài chính nên dẫn đến chuyển nhượng dự án không đúng quy định, hoặc vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng, pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, pháp luật về PCCC... nên kéo theo các hệ lụy cho khách hàng, rồi từ đó dẫn đến tranh chấp.
Trong số này xuất hiện rủi ro khách hàng không được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất (viết tắt là giấy chứng nhận) bởi chủ đầu tư đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả dự án đi cầm cố ở ngân hàng mà báo chí đã phản ánh nhiều năm nay nhưng không thể giải quyết. Những khách hàng rơi vào hoàn cảnh này hầu như đều phải chịu cảnh “ngậm đắng nuốt cay” vì đến chính quyền cũng bất lực.
Về tình trạng này, tại kỳ họp thứ 12 của HĐND TPHCM khóa IX diễn ra vào ngày 6/12, Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh phải thừa nhận là thành phố rất khó can thiệp. Ông nói: “Nếu chủ đầu tư đem giấy chứng nhận đi cầm cố ngân hàng rồi, đó là giao dịch dân sự, người dân vẫn phải chờ giải quyết theo luật định thôi. Thành phố không thể nào làm sai luật!”.
Theo các chuyên gia, để tránh các rắc rối khi mua căn hộ, điều quan trọng nhất là khách hàng phải xem xét dự án, hợp đồng mua bán một cách cẩn trọng, đặc biệt là uy tín chủ đầu tư. Bởi, người mua có thể nhầm, nhưng người bán nào có thể nhầm bao giờ!
Người mua nhà nào cũng mong muốn chọn được căn hộ ở dự án tốt, chủ đầu tư uy tín
Mua nhà nhớ ngó... chủ đầu tư
Nhiều người chưa gặp rủi ro tranh chấp khi mua căn hộ thường chê trách người đang mắc rủi ro là “tham thì chết”, “ngu thì chết”... bởi họ cho là khách hàng bị lôi kéo bởi các món quà tặng, các chiêu khuyến mãi, thiếu kiến thức pháp lý, thiếu cẩn trọng khi đọc hợp đồng...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì khi đã có chủ ý mê hoặc khách hàng thì đơn vị phân phối và chủ đầu tư có rất nhiều “chiêu” rất khó lường. Thực tế là có không ít người mua căn hộ gặp rủi ro đều là thành phần trí thức và am hiểu như luật sư, doanh nhân bất động sản... Do đó, để hạn chế rủi ro này thì biện pháp an toàn nhất vẫn là... tìm dự án có chủ đầu tư uy tín để mua.
Đây cũng là biện pháp đơn giản nhất mà nhiều khách hàng áp dụng và thực tế thị trường cho thấy dự án của các doanh nghiệp uy tín thường rất dễ bán. Ví dụ như tại thị trường TPHCM, công ty Phú Mỹ Hưng nổi tiếng là 1 hiện tượng vì các dự án của đơn vị này đều bán rất tốt, bất kể thị trường đang nóng sốt hay đóng băng.
Ông Hưng cho biết: “Khi thiết kế bất kỳ dự án nào, chúng tôi luôn định hướng phải làm tốt nhất để phục vụ cuộc sống của cư dân ở đó. Phú Mỹ Hưng cũng là một trong những đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn cần cẩn thận để không xảy ra sai xót thông tin”.
“Chúng tôi chủ động nuôi đội ngũ bán hàng đông đảo mà không thông qua 1 đơn vị phân phối nào nhằm đảm bảo các thông tin tư vấn đến khách hàng là chính xác, tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bởi khác với các đơn vị khác, các dự án của chúng tôi đều triển khai ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Sau khi khách hàng nhận nhà, chúng tôi tiếp tục là đơn vị phục vụ cuộc sống của họ nên xảy ra tranh chấp sẽ rất phiền phức cho cả 2 bên” - ông Hưng chia sẻ thêm.
Tại Phú Mỹ Hưng, quy trình tiếp khách được quy định rất rõ ràng. Khi đến tìm hiểu, khách được nghe thuyết trình quy hoạch tổng thể đô thị Phú Mỹ Hưng, thuyết trình dự án, tham quan mô hình, nhà mẫu, vị trí dự án, xem và nghiên cứu quyền lợi và trách nhiệm liên quan từ hợp đồng mẫu.
Quy trình làm giấy chủ quyền cho người mua nhà cũng được Phú Mỹ Hưng vô cùng chú trọng, khi khách hàng nhận nhà thì Phú Mỹ Hưng hỗ trợ xúc tiến ngay việc hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền. Riêng trong năm 2018, Phú Mỹ Hưng đã hỗ trợ 1.500 khách hàng được cấp giấy chủ quyền.
Điều đáng nói, không chỉ thu hút khách hàng trong nước, Phú Mỹ Hưng cũng được nhiều khách nước ngoài tin tưởng chọn mua, bằng chứng là tỷ lệ khách nước ngoài luôn chiếm hơn 20% trong mỗi đợt mở bán dự án. Đặc biệt là ở dự án Phú Mỹ Hưng Midtown, tỷ lệ khách hàng là người nước ngoài có chiều hướng gia tăng không ngừng qua các giai đoạn.
An Nguyên