1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

MobiFone sẽ phát triển thành Tập đoàn Viễn thông

(Dân trí) - Dự kiến, MobiFone sẽ bán 49% cổ phần, nâng cấp lên Tổng Công ty trước khi trở thành Tập đoàn kinh tế về viễn thông do nhà nước nắm cổ phần chi phối, đối trọng với VNPT và Viettel.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng
Thứ trưởng Lê Nam Thắng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Đàm phán TPP “nhích” thêm một bước

* “Thảm kịch” vụ bầu Kiên đã không lặp lại?

* 100 doanh nghiệp FDI tham gia kết nối tại Bắc Ninh

* MobiFone sẽ phát triển thành Tập đoàn

* [INFOGRAPHIC] So sánh phong cách sống giữa dân tài chính và dân công nghệ ở New York

* Lầu Năm Góc hé lộ chi phí "khủng" hàng ngày chống IS

* Mập mờ cơ chế nhập đường

Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng khẳng định, Công ty Thông tin Di động Việt Nam (VMS) đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí để hoạt động như Tổng công ty quy định tại Nghị định số 69 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. 

Cụ thể, vốn điều lệ hiện nay của công ty là trên 12.000 tỷ đồng cao hơn quy định về vốn điều lệ của Tổng công ty nhà nước là 1.800 tỷ đồng. Thị trường của công ty trải khắp đất nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đội ngũ cán bộ, người lao động đông đảo (khoảng hơn 5.000 người). 

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh thu bình quân của công ty đạt 37.140 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 6.606 tỷ đồng; mức nộp ngân sách đạt 3.963 tỷ đồng. Công ty có đủ năng lực tài chính để đầu tư cho các công ty con và các công ty liên kết.

Trong Quyết định 888 /QĐ-TTg về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT đã xác định rõ, sau khi tách MobiFone ra thành doanh nghiệp hoạt động độc lập, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ Đề án Cổ phần hóa Công ty thông tin di động VMS.

Hiện Bộ TT&TT đang tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cổ phần hóa VMS, dự kiến vào cuối năm 2014 này sẽ trình đề án cổ phần hóa VMS lên Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án, sẽ thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

Cũng theo Thứ trưởng Thắng, việc cổ phần hóa Công ty VMS hiện rất thuận lợi bởi công ty làm ăn hiệu quả, có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm đầu tư. Đồng thời, VMS cũng là một doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động trải rộng khắp toàn quốc và cũng đã tiến hành đầu tư kinh doanh tại một số thị trường quốc tế với chi nhánh tại Hồng Kông, Myanmar, Hoa Kỳ. Bản thân công ty đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Việc tổ chức VMS thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone và thực hiện cổ phần hóa dự kiến sẽ làm tăng giá trị thương hiệu MobiFone, thu hút được nhiều sự quan tâm của đối tác chiến lược, các nhà đầu tư và đạt được kết quả cổ phần hóa cao hơn.

Ông Thắng cũng lưu ý, cổ phần hóa, xây dựng đề án phải minh bạch, rõ ràng trong việc bán cổ phần. Theo cam kết của Việt Nam khi tham gia vào TPP và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp được mua tối đa 49% cổ phần VMS. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia, sẽ phải lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, đánh giá hiệu quả đầu tư…

Ông Thắng kỳ vọng, sau khi VNPT được tái cơ cấu, tách MobiFone thành công ty hoạt động độc lập, thị trường viễn thông sẽ có từ 3-4 doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. 

Theo chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới, Công ty Thông tin di động MobiFone hướng tới sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế về viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng

Trong giai đoạn trước mắt, việc đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone chuyên kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông sẽ làm tiền đề cơ sở cho Tổng công ty cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông cùng với VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) góp phần hình thành thị trường viễn thông Việt Nam phát triển ổn định, bền vững theo đúng các quy định hiện hành.

Theo Thứ trưởng Thắng, bước đầu tách Công ty VMS ra và hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa, cả VNPT và VMS đều hoạt động hiệu quả sau 9 tháng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm, các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng trưởng tốt. Mặt khác, mô hình mà Viettel đang đầu tư thành công ở nước ngoài thì VNPT và VMS sắp tới, ngoài việc kinh doanh trong nước, chắc chắn sẽ đầu tư ra nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho ngành viễn thông Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo 9 tháng đầu năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của cả VNPT và VMS đều tăng trưởng tốt. Cụ thể, Tập đoàn VNPT có doanh thu đạt 57.800 tỷ đồng, hoàn thành 75,4% kế hoạch; lợi nhuận đạt 1.926 tỷ đồng, hoàn thành 82,7% kế hoạch; thuê bao di động phát triển mới phát sinh cước là 1.400.000 thuê bao. Trong khi đó, công ty VMS, doanh thu đạt 26.030 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch; lợi nhuận đạt 5.766 tỷ đồng, hoàn thành 79% kế hoạch.

Bích Diệp
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”