Mặt số phủ men kính của Speake-Marin - nghệ thuật thất truyền

Tại Thuỵ Sỹ số lượng nghệ nhân có thể chế tác mặt số phủ men kính của Speake - Marinenamel có thể đếm trên đầu ngón tay và càng ngày càng ít đi.

Trong thời buổi công nghiệp, khi số lượng lớn, giá thành rẻ là tiêu chí cho sản xuất thì chỉ có người mộng mơ như Speake-Marin mới bỏ công sức đi tìm sự hoàn hảo và có lẽ khách hàng của Speake-Marin cũng là những người như vậy.

Phủ men kính (enamel) là quá trình phủ một lớp kính trong suốt lên mặt số đồng hồ bằng cách nung nóng chảy hỗn hợp của bột silic và một số ô-xit kim loại. Nghệ nhân có thể tạo ra các mầu sắc khác nhau bằng cách sử dụng các oxit kim loại khác nhau. Màu sắc tươi sáng và sống động, độ bền màu gần như mãi mãi theo thời gian, vẻ sang trọng và nghệ thuật là những đặc tính cơ bản của enamel mà đã làm mê hoặc các nghệ nhân đồng hồ từ thời kỳ Phục Hưng.

Chiếc đồng hồ Speake- Marin có mặt số tráng men thủy tinh

 Chiếc đồng hồ Speake- Marin có mặt số tráng men thủy tinh

Thời kỳ hoàng kim của phủ men trong chế tạo đồng hồ vào thế kỷ 18 và 19 với hàng trăm nghệ nhân phủ men làm việc tại Thuỵ Sỹ. Tuy nhiên việc chạy theo sản xuất đại trà với số lượng lớn không phù hợp với những kỹ thuật đòi hỏi sự phức tạp và thời gian như enamel. Phủ men dần trở thành một nghệ thuật thất truyền tại Thuỵ Sỹ, hiện chỉ còn một vài nhãn hiệu bảo tồn kỹ thuật này để làm mặt số cho những chiếc đồng hồ đặc biệt.

Chiếc đồng hồ Speake- Marin có mặt số tráng men thủy tinh

Mặt số enamel cứng như đá, có độ sâu và bóng. Mầu sắc bền mãi với thời gian, bất chấp ánh sáng, nhiệt độ và thời tiết.
 
Để hiểu rõ hơn lý do tại sao enamel lại trở nên hiếm như vậy, ta tìm hiểu quá trình enamel mặt số của Speake-Marin.Đầu tiên mặt số bằng đồng ( không thể dùng kim loại khác), được đánh bóng và nung qua lửa để khử các tạp chất. Sau đó bắt đầu đến quá trình phủ men kính, nghệ nhân quét hỗn hợp bột silic và oxit lên mặt kính sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ 800-1200 độ C, quá trình quét- nung này lặp lại từ 5-12 lần cho đến khi tạo được một bề mặt đồng mầu, có độ sâu như ý.
 
Điều khó khăn là không có một công nghệ nào có thể kiểm soát quá trình nung này, chỉ có một nghệ nhân lành nghề mới có khả năng biết được cần nung trong bao lâu để tạo ra mầu đồng nhất. Mỗi một sai sót nhỏ trong một lần nung sẽ khiến bỏ đi cả quá trình trước đó. Đặc biệt là mặt số của Speake-Marin được enamel cả hai mặt để đảm bảo sức căng đồng đều, mặt đồng hồ sẽ khó bị rạn vỡ, thông thường các hãng khác chỉ enamel một mặt .

 Một số bước trong quy trình chế tác mặt số enamel của Speake-Marin:

 Nghệ nhân phủ nhiều lớp bột men lên một tấm đồng để làm mặt số
 Nghệ nhân phủ nhiều lớp bột men lên một tấm đồng để làm mặt số

Mặt số phủ men trắng được đưa vào lò nung

Mặt số phủ men trắng được đưa vào lò nung


Sau khi quy trình hoàn tất, chỉ có duy nhất một mặt số enamel được lựa chọn đáp ứng tiêu chuẩn của Speake-Marin

Mặt số phủ men trắng được đưa vào lò nung

Để có thể tạo ra những chi tiết sắc nét trên mặt số là cả một sự kỳ công của người nghệ nhân (đường kính khoảng 0.7 đến 1cm cho một mặt số nhỏ của đồng hồ lịch vạn niên- Perpetual Calendar).

Mặt số phủ men trắng được đưa vào lò nung
Đồng hồ Perpetual Calendar của Speake- Marin gồm 4 mặt số enamel được lắp khít đến không có một khe hở dù là nhỏ nhất.
 
Các ký tự khác mầu được in bằng men mầu, sau đó lại nung, nhiệt độ nung của mỗi mầu khác nhau để các mầu không bị tan chẩy, nhoè vào nhau, việc này cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ và con mắt sắc sảo của nghệ nhân. Sau khi in các ký tự  mặt số lại tiếp tục được phủ vài lớp men kính nữa. Công đoạn cuối cùng là đánh bóng cho đến khi được một bề mặt hoàn hảo.
 
Ông Speake-Marin chủ tịch hãng tiết lộ cách đây 5 năm tỷ lệ loại bỏ mặt số không đạt yêu cầu là 60% thì nay lên đến 80%, tức là khi làm 10 chiếc mặt số enamel, ông phải loại bỏ 8 chiếc, chỉ chọn được 2 chiếc để lắp cho các đồng hồ của mình. Quá trình enamel phức tạp như vậy nên rất ít các hãng đồng hồ cao cấp sử dụng enamel cho mặt số của mình, hoặc chỉ sử dụng cho các mẫu limited edition. Đó chính là lý do khiến mặt số enamel trở nên hiếm có và cũng khiến chúng trở nên đáng được khát khao như vậy.

Sự khác biệt giữa kỹ thuật enamel kỳ công và những kỹ thuật đơn thuần.

 Đồng hồ mặt số enamel của Speake- Marin

 Đồng hồ mặt số enamel của Speake- Marin

 Đồng hồ mặt số enamel của Speake- Marin

Một số mẫu đồng hồ sử dụng kỹ thuật khác.

Một số mẫu đồng hồ sử dụng kỹ thuật khác.


Một số mẫu đồng hồ sử dụng kỹ thuật khác.

Một số mẫu đồng hồ sử dụng kỹ thuật khác.

Kỹ thuật phủ men kính bằng cách nung qua lửa của Speake-Marin được gọi là kỹ thuật Grand Feu. Hiện nay một số hãng đồng hồ khác có mặt số được quảng bá là cold enamel, đây chính là một kỹ thuật sơn mài (lacquer) không nung qua lửa , mặt số này sẽ ngả vàng, đổi mầu theo thời gian, và không có độ sâu như kỹ thuật Grand Feu truyền thống. Một kinh nghiệm đê phân biệt là: mặt số sơn mài hoặc cold enamel thì sẽ không có độ sâu bằng và bề mặt phẳng mịn, còn mặt số Grand Feu thì bề mặt như sứ có những gợn, lõm nhỏ do quá trình nung lửa.

P.T