1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lý Quang Diệu: “Việt Nam có thể sẽ còn làm tốt hơn Singapore”

(Dân trí) - Giai đoạn những năm 1990 trở đi, người đứng đầu quốc đảo Singapore Lý Quang Diệu đã có nhiều nỗ lực giúp Việt Nam cải cách, thiết lập nền kinh tế thị trường và kết nối Việt Nam hội nhập ASEAN.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng, Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng, Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu
 
Gác lại quá khứ, mở tương lai

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* ANZ: Kinh tế Việt Nam đã chạm đáy!

* Ứng phó với thực phẩm "bẩn": Để là người tiêu dùng thông thái

* Thanh toán vé máy bay Viet Nam Airlines với thẻ nội địa Agribank chỉ từ 1 USD
* Nhiều dịch vụ hấp dẫn nhân dịp kỷ niệm thành lập Agribank

* Đầu tư cổ phiếu ngân hàng, khó chọn mặt gửi vàng!

* Lý Quang Diệu và câu chuyện kết nối TTCK

Năm 1990, mối quan hệ của Việt Nam và Singapore sang trang mới, khi ấy ông Võ Văn Kiệt (khi ấy là Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đã có buổi gặp gỡ với ông Lý Quang Diệu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ). Cuộc gặp chóng vánh nhưng đã đạt nhiều kết quả sau đó.

Trong cuốn “From Third world to first –The Singapore Story: 1965 -2000” tạm dịch: (Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất, lịch sử Singapore năm 1965 -2000), cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã viết về cuộc gặp gỡ với Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Ông Kiệt hy vọng chúng tôi sẽ gạt qua những bất đồng còn tồn đọng và hợp tác” và tôi nói: “Kinh tế Việt Nam không thể cất cánh cho đến khi nào Mỹ ra hiệu cho Ngân hàng Thế giới mở các khoảng cho vay mềm để phục hồi kinh tế Việt Nam và các nhà băng lón của Mỹ quyết định vào Việt Nam”. Và thực tế, 5 năm sau đó, Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam.

“Tháng 10 năm 1991, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm Singapore, khi tôi tham dự buổi chiêu đãi. Khi bữa tiệc tàn, ông ấy đứng dậy tiến đến phía tôi, nắm tay tôi trong cái ôm và hỏi liệu tôi có giúp Việt Nam không? Tôi hỏi, bằng cách nào? Ông ấy trả lời, bằng cách trở thành cố vấn kinh tế cho họ. Tôi không nói lên lời.

Tuy nhiên tôi cho biết, kinh nghiệm của tôi chỉ giới hạn ở một nhà nước thành phố, tôi không có kinh nghiệm về một đất nước lớn như Việt Nam với số dân 60 triệu người, một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Tuy nhiên, ông ấy vẫn bền bỉ theo đuổi với ý định này trong hai lá thứ gửi cho tôi sau đó.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt muốn tôi quay lại mỗi năm, nói rằng tôi là một người bạn thực sự bởi tôi đã đưa ra lời khuyên chân tình và trung thực mặc dù đôi khi thật khó nghe. Tôi hứa sẽ quay lại trong 2 năm nữa. Trong thời gian đó, tôi sẽ gửi một lực lượng thi hành nhiệm vụ nghiên cứu các khuyết điểm về cơ sở hạ tầng của họ, đưa ra lời khuyên về các hải cảng, sân bay, đường sá, cầu công, thông tin liên lạc và điện lực”.

Sau lần này, Lý Quang Diệu thường xuyên sang Việt Nam để gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Nam như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Chúng tôi tin tưởng Việt Nam muốn chúng tôi liên kết với họ để gần gũi với ASEAN và an toàn hơn với Trung Quốc. Chúng tôi quyết định để quá khứ lại sau lưng và giúp đỡ họ hết sức mình để họ hòa nhập với nền kinh tế thị trường và trở thành những đối tác tương hợp trong khối ASEAN.

“Việt Nam có thể sẽ còn làm tốt hơn Singapore”

Trong lần trở lại năm 1992, Lý Quang Diệu đã chỉ ra những điểm yếu cố hữu của Việt Nam sau 6 năm cải cách, mở cửa và nhất thể hóa kinh tế hai miền Nam - Bắc. Rằng đây là một đất nước với “những vết thương chiến tranh của họ quá nặng nề, nền công nghiệp yếu ớt, kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng tồi tệ”.

Nhưng ông cũng có niềm tin vào con người Việt Nam: “Họ là một dân tộc thông minh và đầy nghị lực. Tôi tin họ sẽ bật lên trở lại trong 20 đến 30 năm nữa”.

Hơn ai hết, cá nhân ông Lý Quang Diệu là người hiểu rõ tình hình Việt Nam lúc bấy giờ: Nền kinh tế bao cấp nhiều năm khiến động lực tăng trưởng cạn kiệt, những người con ưu tú của đất nước đều giành cho mặt trận, chỉ 1 vài người đi học ở Liên Xô, Đông Âu. Sự khác biệt trong thể chế kinh tế hai miền hậu thống nhất khiến Việt Nam mất rất nhiều thời gian để nhất thể hóa mà không có mô hình nào học tập được lúc bấy giờ khi hệ thống XHCN lâm khủng hoảng và Liên Xô sụp đổ năm 1991…

Trong cuộc gặp gỡ TBT Đỗ Mười tại Việt Nam năm 1992, ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ: “Tôi thông cảm với ông, khẳng định cuộc chiến là một bi kịch cho cả nước Mỹ và Việt Nam. Tôi khẳng định với ông ấy lần nữa rằng, cuối cùng rồi Việt Nam có thể sẽ còn làm tốt hơn Singapore”.

Sau nhiều thập kỷ sống chung với bom đạn, thiếu thốn, chứng kiến Singapore vươn mình phát triển trong lúc Việt Nam phải đối chọi với những kẻ thù lớn. Niềm khao khát một đất nước phồn thịnh, người dân ấm no luôn luôn cháy bỏng trong mỗi người Việt Nam.

Năm 1993, sau khi đi thăm Singapore về, Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu dịch sang tiếng Việt gấp hai cuối sách có các bài diễn văn bằng tiếng Hoa của ông Lý Quang Diệu. Sau đó “ông đọc và gạch dưới các phần chính yếu về kinh tế và gửi chúng cho tất cả cán bộ quan trọng và các bộ trưởng của ông đọc. Nhân viên đại sứ quan của chúng tôi sau này báo cáo quyển sách về các bài diễn văn của tôi đã được dịch sang tiếng Việt đang được bày bán”, ông Lý viết.

Nhờ có sự giúp đỡ của cá nhân ông Lý Quang Diệu, vào những năm 1995, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những tiến bộ. Hàng loat chính sách đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn để ưu đãi các nhà đầu tư. Lý Quang Diệu từ nhiệm chức vụ Thủ tướng khi ông vẫn đủ năng lực điều hành đất nước, ông giao lại cơ nghiệp của mình cho thế hệ sau những người có năng lực và nhiệt huyết để lên làm cố vấn. Vì thế, khi làm cố vấn cho Việt Nam, ông đã mang tư tưởng này đến các nhà lãnh đạo Việt Nam và được ủng hộ vào năm 1997.

Mặc dù chưa có nghiên cứu đầy đủ về những tư tưởng cải cách của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu có dấu ấn trong các quyết sách mở cửa của Việt Nam những thập kỷ 90. Nhưng với những cuộc qua lại giữa ông với Việt Nam và các nhà lãnh đạo Việt Nam với Singapore, tư tưởng cải cách mang màu sắc Singapore về giáo dục xem như quốc kế dân sinh, một xã hội hài hòa, mở cửa theo kiểu Singapore đang ngày càng rõ nét tại Việt Nam.

Hơn ai hết, Lý Quang Diệu được thế giới ca tụng là “huyền thoại Châu Á thế kỷ 20, 21”. Và người đã hồi sinh đất nước Singapore hiện đại luôn được các lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Israel tham vấn trước mỗi quyết sách đưa ra đã đủ cho chúng ta thêm tin tưởng rằng, dấu ấn những thay đổi lớn lao của Việt Nam trước đây và hiện nay phần nào đó bắt nguồn từ tình cảm tốt đẹp, nỗ lực hàn gắn vết thương mà ông dành cho đất nước và người dân Việt Nam. 

Nguyễn Tuyền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm