1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lợi, hại từ biến động ngoại tệ

Việc EUR giảm giá so với USD ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam; đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu? Cần lường trước những tình huống nào để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới?

Đồng Euro (EUR) liên tục mất giá kỷ lục trong vòng gần 1 năm qua so với Đôla Mỹ (USD). Theo đó, tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại dẫn đầu về kinh doanh ngoại tệ nói chung và giao dịch bằng đồng EUR nói riêng, cũng đã điều chỉnh giảm xuống.

Nếu như ngày 30/5, tỷ giá giao dịch trên các thị trường tiền tệ chủ chốt thế giới còn đổi được 1,2455 USD/EUR, thì đến sáng ngày 3/6 chỉ còn 1,2272 USD/EUR so với mức 1,258 USD/EUR cuối tuần trước và càng th p xa so với mức đỉnh điểm gần 1,360 USD/EUR cuối năm 2004.

Tính chung trong vòng 1 tháng qua, EUR đã mất giá 4% so với USD.Việc EUR giảm giá so với USD không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi.

Cụ thể: tháng 12/2004 là 1,36 USD/EUR, tháng 2/2005 còn 1,35 USD/EUR, tháng 3/2005 còn 1,34, tháng 4/2005 còn 1,30, tháng 5/2005 còn 1,27 và tháng 6/2005 còn 1,22 USD/EUR. Dự đoán mức tỷ giá sẽ sớm giảm xuống còn 1,20 USD/EUR.

Việc EUR giảm giá so với USD không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi, đó là các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất... từ thị trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EUR thì được lợi. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu nào có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt.

Tuy vậy, do khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều đề nghị thanh toán bằng USD, còn khi nhập khẩu và trả nợ thì một số doanh nghiệp đã tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Option của các NHTM nên ảnh hưởng cũng không nhiều.

Mặc dù USD lên giá, hay nói cách khác đang trên đà mạnh trở lại so với EUR và một số loại ngoại tệ mạnh khác, thì tỷ giá giữa VND và USD lại tương đối ổn định. Hiện nay, tỷ giá trên cả thị trường tự do và thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng xoay quanh mức 15.850 VND/USD, tính chung từ đầu năm đến nay tỷ giá này chỉ tăng có 0,3%.

Tỷ giá VND/USD ổn định lợi cho cả xuất khẩu và lợi cho cả nhập khẩu, đặc biệt thuận lợi cho cả điều hành kinh tế vĩ mô cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đang mạnh dạn nhập khẩu thiết bị mới, công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập.

Các chuyên gia tài chính quốc tế có chung nhận định rằng đồng USD tiếp tục trên đà phục hồi sức mạnh của mình, EUR sẽ tiếp tục mất giá.

Lãi suất USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lên, dự báo sẽ đạt 3,75% - 4,0%/năm vào cuối năm nay so với mức 3,0%/năm hiện nay. Theo đó, lãi suất cho vay USD trong nước cũng sẽ tăng lên.

Nhưng tỷ giá giữa VND và USD tiếp tục ổn định, do cung USD trong nước dồi dào trong khi đó cầu USD tăng chậm. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động nắm chắc diễn biến đó để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Theo VnEconomy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm