Logo của các hãng nổi tiếng thời sơ khai như thế nào?
(Dân trí) - Nhờ được đầu tư kỹ lương, logo của các thương hiệu lớn trên thế giới như Microsoft, Apple, Canon… đều ấn tượng, dễ nhận diện, cho dù rất đơn giản. Mặc dù vậy, ở thời kỳ sơ khai, không ít logo trong số này trông khá… quê mùa.
Dưới đây là so sánh logo đầu tiên và hiện nay của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới do báo Daily Mail giới thiệu:
Năm 1975, Bill Gates rời Đại học Harvard danh giá để cùng với người bạn thời thơ ấu Paul Allen thành lập nên Microsoft. Đến nay, Microsoft đã trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới, với sản phẩm số 1 là hệ điều hành Windows ra đời vào năm 1983. Logo đầu tiên của “đại gia” phần mềm này gồm hai phần “Micro” và “soft” tách rời nhau.
Năm 1940, hai anh em Dick and Mc McDonald mở nhà hàng đồ nướng McDonald’s ở San Bernardio, California. Đến năm 1955, một nhân vật có tên Ray Croc gia nhập công ty này với tư cách một đại lý nhượng quyền. Sau đó, Croc mua lại chuỗi nhà hàng McDonald’s và phát triển hệ thống ra toàn thế giới. Bạn có thể tìm ra điểm chung giữa logo hiện nay và đầu tiên của hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới này?
Vào năm 1889 tại Kyoto, công ty Fusajiro Yamauchi bắt đầu sản xuất các bộ bài hình hoa Hanafuda kiểu Nhật. Đến năm 1933, công ty này đổi tên thành Yamauchi Nintendo & Co. Tiếp đó, đến năm 1951, công ty một lần nữa đổi tên thành Nintendo Playing Card Co. Ltd. Đến những năm 1970, công ty này nhảy vào lĩnh vực trò chơi video, lĩnh vực làm nên sự nổi tiếng của Nintendo ngày nay. Logo của Nintendo ngày ấy và bây giờ chẳng có điểm gì chung.
Hãng ôtô Nissan của Nhật được thành lập vào tháng 6/1934 sau khi thâu tóm hãng xe Datsun. Đến thập niên 1960, Nissan đã gây được ấn tượng mạnh tại thị trường Mỹ với chiếc xe Datsun Roadster. Ngày nay, Nissan tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường với những sản phẩm gây ấn tượng tốt như chiếc xe điện Leaf. Logo hiện nay của Nissan trông đỡ “hoa hòe hoa sói” hơn logo đầu tiên.
Anh thợ mộc Ole Kirk Christiansen bắt đầu sản xuất những món đồ chơi bằng gỗ, cầu thang và kệ là quần áo trong một cửa hàng nhỏ ở vùng Billund, Đan Mạch vào năm 1932. Hai năm sau đó, cái tên Lego được dùng để đặt tên cho cửa hàng này. Từ Lego được lấy từ từ “Leg Godt”, trong tiếng Đan mạch có nghĩa là “chơi giỏi”. Logo đầy màu sắc của hãng đồ chơi Lego nổi tiếng khắp thế giới hiện nay có lẽ có sức hút lớn hơn đối với trẻ em so với logo ban đầu của hãng.
Với khẩu hiệu ‘bạn nhấn nút, chúng tôi làm công việc còn lại’, George Eastman mang chiếc máy ảnh đơn giản đầu tiên tới tay người tiêu dùng thế giới vào năm 1888 từ văn phòng của hãng đặt tại Rochester, New York. Sau nhiều năm thống trị thế giới máy ảnh, Kodak đã nộp đơn xin phá sản vào đầu năm nay do không cạnh tranh nổi với máy ảnh kỹ thuật số. Logo đầu tiên và hiện nay của Kodak thật khác biệt.
Dự án Mozilla bắt đầu vào năm 1998 với việc tung ra mã nguồn phần mềm trình duyệt Netscape. Trong năm đầu tiên, cộng đồng Netscape trên toàn thế giới đã đóng góp nhiều chức năng mới cho trình duyệt này. Sau nhiều năm phát triển, trình duyệt Mozilla 1.0 đã được tung ra vào năm 2002. Ở thời điểm đó, trên 90% người sử dụng Internet dùng trình duyệt IE của Microsoft. Tuy không được nhiều người chú ý, nhưng phiên bản đầu tiên của trình duyệt Phoenix (với logo là một chú chim phượng hoàng tái sinh trong lửa) - về sau được đổi tên thành Firefox (cáo lửa) - cũng đã được cộng đồng Mozilla tung ra vào năm đó.
Hãng công nghệ Apple ban đầu có tên là công ty Apple Computers Inc, ra đời năm 1976 từ sự hợp tác giữa Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Công ty này ra đời trong gara ôtô nhà Jobs ở Califronia, với một logo mang hình ảnh của nhà bác học Isaac Newton đang đọc sách dưới một gốc cây táo. 5 thập niên sau đó, những sản phẩm như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone của Apple đã thống trị khắp thế giới, đưa giá trị vốn hóa của Apple lên mức 600 tỷ USD.
Thành lập vào năm 1907 qua sự sáp nhập giữa các hãng dầu lửa khổng lồ của Hà Lan và Anh, Shell hiện là một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Hơn 100 năm sau đó, Shell vẫn duy trì cả hai nguồn gốc Hà Lan và Anh của mình, với trụ sở đặt ở Hague của Hà Lan, nhưng cổ phiếu lại niêm yết trên sàn giao dịch London của Anh. Qua thời gian, logo của Shell vẫn là chiếc vỏ sò và được đánh giá là một trong những logo thương hiệu dễ nhận diện nhất trên thế giới.
Hãng máy ảnh Canon của Nhật Bản được thành lập vào năm 1934, ban đầu mang tên Kwanon, có nghĩa là Quan âm bồ tát. Một năm sau đó, hãng này đổi tên thành Canon, cùng lúc với việc giới thiệu chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên. Đúng nửa thế kỷ sau, Canon giới thiệu chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của hãng. Năm 2012, Canon chiếm thị phần 20% trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, với hàng trăm loại máy ảnh cho các tay chụp ảnh nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Riêng trong năm 2007, Canon tiêu thụ được hơn 25 triệu chiếc máy ảnh, nhiều hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.
Xerox được thành lập vào năm 1906 ở Rochester, New York, với tư cách là một công ty sản xuất giấy in ảnh và thiết bị ảnh. 50 năm sau đó, Xerox sản xuất ra chiếc máy photocopy hiện đại đầu tiên trên thế giới mang tên Xerox 914. Chiếc máy này là một thành công lớn, đem về cho Xerox 60 triệu USD doanh thu chỉ trong có 2 năm, tạo đà cho hãng vươn lên thành một tập đoàn hùng mạnh. Ngày nay, hiếm có văn phòng nào trên thế giới không có sự hiện diện của máy in hay máy photocopy của Xerox. Theo bạn, trong hai logo đầu tiên và hiện nay của Xerox, logo nào trông “ổn” hơn?
Năm 2009, hãng hàng không British Airways của Anh tròn 90 năm tuổi. Được xem là một trong những hãng bay nổi tiếng nhất thế giới, British Airways thành lập vào năm 1919, ban đầu mang tên Aircraft Transport and Travel Limited (AT&T), cung cấp chuyến bay hàng ngày đầu tiên từ London tới Paris. Đến nay, British Airways đã có một phi đội gồm 236 máy bay và 169 điểm đến trên toàn thế giới. Dù công ty đã phát triển mạnh trong gần một thế kỷ qua, logo của British Airways hầu như không có nhiều thay đổi, vẫn duy trì màu đỏ và màu xanh da trời truyền thống.
Hãng công nghiệp General Electric (GE) ra đời với một sản phẩm giản đơn mà có lẽ ai trên thế giới cũng sử dụng hàng ngày. Hãng này được thành lập tại Menlo Park, New Jersey, Mỹ, vào năm 1878 bởi Thomas Edison, người phát minh ra bóng đèn dây đốt. Qua năm tháng, GE đã phát triển rộng ra nhiều lĩnh vực, có đóng góp vào sự phát triển của radar và động cơ máy bay phản lực. Ngày nay, GE là một tập đoàn công nghiệp khổng lồ, với những sản phẩm trải rộng từ máy rửa bát, lò vi sóng, tới máy ảnh, điện thoại và thậm chí cả turbin gió. GE còn sở hữu 49% kênh truyền hình và xưởng phim NBC Universal. Hiện GE đang công ty lớn thứ 6 ở Mỹ.
Trong thập niên 1950-1960, hãng viễn thông AT&T không có đối thủ. Khi đó, công ty thành lập năm 1885 này có hơn 1 triệu nhân viên vào có doanh thu mỗi năm tương đương 300 tỷ USD ngày nay nhờ thế độc quyền hoàn toàn trên thị trường viễn thông. Tuy nhiên, thời hoàng kim này đã kết thúc vào năm 1984, khi Chính phủ Mỹ buộc AT&T chia tách thành 8 công ty khu vực. Vào năm 2005, một trong những công ty này là SBC đã mua lại tên gọi AT&T và thổi một luồng gió mới vào thương hiệu nổi tiếng này.
Hãng máy tính IBM ra đời vào năm 1900, với cái tên “bí ẩn” là International Time Recording Company. Sau đó, công ty này sáp nhập với 2 đối thủ và trở thành IBM vào năm 1925. Hiện bị xem là một công ty già cỗi trong thế giới công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, IBM vẫn được đánh giá cao với những vai trò lịch sử như phát minh ra đĩa mềm vào năm 1971 và tung ra chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên trên thế giới 10 năm sau đó. Ngày nay, IBM đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc phát triển phần mềm và vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn nhất và có lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Mang tên của vị thần thông thái và hòa hợp, hãng ôtô Mazda của Nhật Bản sẽ tròn 100 tuổi vào năm 2020. Logo đầu tiên của hãng được đưa ra vào năm 1936, dựa trên sản phẩm đầu tiên của hãng là một chiếc xe tải ba bánh. Khi khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 nổ ra, Mazda đã buộc phải bán lại một lượng cổ phần lớn của hãng Ford của Mỹ. Tuy nhiên, khi các hãng xe Mỹ điêu đứng vì suy thoái mới đây, Ford đành phải bán lại cổ phần trong Mazda và hiện chỉ còn nắm 3% của hãng xe Nhật.
Ngay từ khi được thành lập bởi hãng BBC và một số nhà đầu tư khác, kênh truyền hình Discovery Channel đã chuyên về sản xuất các bộ phim tài liệu về khoa học, công nghệ, lịch sử và tự nhiên. Logo ngày nay của Discovery vẫn mang hình địa cầu, nhưng trông thời thượng hơn nhiều so với logo ban đầu.
Năm 1975, Bill Gates rời Đại học Harvard danh giá để cùng với người bạn thời thơ ấu Paul Allen thành lập nên Microsoft. Đến nay, Microsoft đã trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới, với sản phẩm số 1 là hệ điều hành Windows ra đời vào năm 1983. Logo đầu tiên của “đại gia” phần mềm này gồm hai phần “Micro” và “soft” tách rời nhau.
Năm 1940, hai anh em Dick and Mc McDonald mở nhà hàng đồ nướng McDonald’s ở San Bernardio, California. Đến năm 1955, một nhân vật có tên Ray Croc gia nhập công ty này với tư cách một đại lý nhượng quyền. Sau đó, Croc mua lại chuỗi nhà hàng McDonald’s và phát triển hệ thống ra toàn thế giới. Bạn có thể tìm ra điểm chung giữa logo hiện nay và đầu tiên của hãng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới này?
Vào năm 1889 tại Kyoto, công ty Fusajiro Yamauchi bắt đầu sản xuất các bộ bài hình hoa Hanafuda kiểu Nhật. Đến năm 1933, công ty này đổi tên thành Yamauchi Nintendo & Co. Tiếp đó, đến năm 1951, công ty một lần nữa đổi tên thành Nintendo Playing Card Co. Ltd. Đến những năm 1970, công ty này nhảy vào lĩnh vực trò chơi video, lĩnh vực làm nên sự nổi tiếng của Nintendo ngày nay. Logo của Nintendo ngày ấy và bây giờ chẳng có điểm gì chung.
Hãng ôtô Nissan của Nhật được thành lập vào tháng 6/1934 sau khi thâu tóm hãng xe Datsun. Đến thập niên 1960, Nissan đã gây được ấn tượng mạnh tại thị trường Mỹ với chiếc xe Datsun Roadster. Ngày nay, Nissan tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường với những sản phẩm gây ấn tượng tốt như chiếc xe điện Leaf. Logo hiện nay của Nissan trông đỡ “hoa hòe hoa sói” hơn logo đầu tiên.
Anh thợ mộc Ole Kirk Christiansen bắt đầu sản xuất những món đồ chơi bằng gỗ, cầu thang và kệ là quần áo trong một cửa hàng nhỏ ở vùng Billund, Đan Mạch vào năm 1932. Hai năm sau đó, cái tên Lego được dùng để đặt tên cho cửa hàng này. Từ Lego được lấy từ từ “Leg Godt”, trong tiếng Đan mạch có nghĩa là “chơi giỏi”. Logo đầy màu sắc của hãng đồ chơi Lego nổi tiếng khắp thế giới hiện nay có lẽ có sức hút lớn hơn đối với trẻ em so với logo ban đầu của hãng.
Với khẩu hiệu ‘bạn nhấn nút, chúng tôi làm công việc còn lại’, George Eastman mang chiếc máy ảnh đơn giản đầu tiên tới tay người tiêu dùng thế giới vào năm 1888 từ văn phòng của hãng đặt tại Rochester, New York. Sau nhiều năm thống trị thế giới máy ảnh, Kodak đã nộp đơn xin phá sản vào đầu năm nay do không cạnh tranh nổi với máy ảnh kỹ thuật số. Logo đầu tiên và hiện nay của Kodak thật khác biệt.
Dự án Mozilla bắt đầu vào năm 1998 với việc tung ra mã nguồn phần mềm trình duyệt Netscape. Trong năm đầu tiên, cộng đồng Netscape trên toàn thế giới đã đóng góp nhiều chức năng mới cho trình duyệt này. Sau nhiều năm phát triển, trình duyệt Mozilla 1.0 đã được tung ra vào năm 2002. Ở thời điểm đó, trên 90% người sử dụng Internet dùng trình duyệt IE của Microsoft. Tuy không được nhiều người chú ý, nhưng phiên bản đầu tiên của trình duyệt Phoenix (với logo là một chú chim phượng hoàng tái sinh trong lửa) - về sau được đổi tên thành Firefox (cáo lửa) - cũng đã được cộng đồng Mozilla tung ra vào năm đó.
Hãng công nghệ Apple ban đầu có tên là công ty Apple Computers Inc, ra đời năm 1976 từ sự hợp tác giữa Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Công ty này ra đời trong gara ôtô nhà Jobs ở Califronia, với một logo mang hình ảnh của nhà bác học Isaac Newton đang đọc sách dưới một gốc cây táo. 5 thập niên sau đó, những sản phẩm như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone của Apple đã thống trị khắp thế giới, đưa giá trị vốn hóa của Apple lên mức 600 tỷ USD.
Thành lập vào năm 1907 qua sự sáp nhập giữa các hãng dầu lửa khổng lồ của Hà Lan và Anh, Shell hiện là một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Hơn 100 năm sau đó, Shell vẫn duy trì cả hai nguồn gốc Hà Lan và Anh của mình, với trụ sở đặt ở Hague của Hà Lan, nhưng cổ phiếu lại niêm yết trên sàn giao dịch London của Anh. Qua thời gian, logo của Shell vẫn là chiếc vỏ sò và được đánh giá là một trong những logo thương hiệu dễ nhận diện nhất trên thế giới.
Hãng máy ảnh Canon của Nhật Bản được thành lập vào năm 1934, ban đầu mang tên Kwanon, có nghĩa là Quan âm bồ tát. Một năm sau đó, hãng này đổi tên thành Canon, cùng lúc với việc giới thiệu chiếc máy ảnh 35mm đầu tiên. Đúng nửa thế kỷ sau, Canon giới thiệu chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của hãng. Năm 2012, Canon chiếm thị phần 20% trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số toàn cầu, với hàng trăm loại máy ảnh cho các tay chụp ảnh nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Riêng trong năm 2007, Canon tiêu thụ được hơn 25 triệu chiếc máy ảnh, nhiều hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.
Xerox được thành lập vào năm 1906 ở Rochester, New York, với tư cách là một công ty sản xuất giấy in ảnh và thiết bị ảnh. 50 năm sau đó, Xerox sản xuất ra chiếc máy photocopy hiện đại đầu tiên trên thế giới mang tên Xerox 914. Chiếc máy này là một thành công lớn, đem về cho Xerox 60 triệu USD doanh thu chỉ trong có 2 năm, tạo đà cho hãng vươn lên thành một tập đoàn hùng mạnh. Ngày nay, hiếm có văn phòng nào trên thế giới không có sự hiện diện của máy in hay máy photocopy của Xerox. Theo bạn, trong hai logo đầu tiên và hiện nay của Xerox, logo nào trông “ổn” hơn?
Năm 2009, hãng hàng không British Airways của Anh tròn 90 năm tuổi. Được xem là một trong những hãng bay nổi tiếng nhất thế giới, British Airways thành lập vào năm 1919, ban đầu mang tên Aircraft Transport and Travel Limited (AT&T), cung cấp chuyến bay hàng ngày đầu tiên từ London tới Paris. Đến nay, British Airways đã có một phi đội gồm 236 máy bay và 169 điểm đến trên toàn thế giới. Dù công ty đã phát triển mạnh trong gần một thế kỷ qua, logo của British Airways hầu như không có nhiều thay đổi, vẫn duy trì màu đỏ và màu xanh da trời truyền thống.
Hãng công nghiệp General Electric (GE) ra đời với một sản phẩm giản đơn mà có lẽ ai trên thế giới cũng sử dụng hàng ngày. Hãng này được thành lập tại Menlo Park, New Jersey, Mỹ, vào năm 1878 bởi Thomas Edison, người phát minh ra bóng đèn dây đốt. Qua năm tháng, GE đã phát triển rộng ra nhiều lĩnh vực, có đóng góp vào sự phát triển của radar và động cơ máy bay phản lực. Ngày nay, GE là một tập đoàn công nghiệp khổng lồ, với những sản phẩm trải rộng từ máy rửa bát, lò vi sóng, tới máy ảnh, điện thoại và thậm chí cả turbin gió. GE còn sở hữu 49% kênh truyền hình và xưởng phim NBC Universal. Hiện GE đang công ty lớn thứ 6 ở Mỹ.
Trong thập niên 1950-1960, hãng viễn thông AT&T không có đối thủ. Khi đó, công ty thành lập năm 1885 này có hơn 1 triệu nhân viên vào có doanh thu mỗi năm tương đương 300 tỷ USD ngày nay nhờ thế độc quyền hoàn toàn trên thị trường viễn thông. Tuy nhiên, thời hoàng kim này đã kết thúc vào năm 1984, khi Chính phủ Mỹ buộc AT&T chia tách thành 8 công ty khu vực. Vào năm 2005, một trong những công ty này là SBC đã mua lại tên gọi AT&T và thổi một luồng gió mới vào thương hiệu nổi tiếng này.
Hãng máy tính IBM ra đời vào năm 1900, với cái tên “bí ẩn” là International Time Recording Company. Sau đó, công ty này sáp nhập với 2 đối thủ và trở thành IBM vào năm 1925. Hiện bị xem là một công ty già cỗi trong thế giới công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, IBM vẫn được đánh giá cao với những vai trò lịch sử như phát minh ra đĩa mềm vào năm 1971 và tung ra chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên trên thế giới 10 năm sau đó. Ngày nay, IBM đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc phát triển phần mềm và vẫn là một trong những hãng công nghệ lớn nhất và có lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Mang tên của vị thần thông thái và hòa hợp, hãng ôtô Mazda của Nhật Bản sẽ tròn 100 tuổi vào năm 2020. Logo đầu tiên của hãng được đưa ra vào năm 1936, dựa trên sản phẩm đầu tiên của hãng là một chiếc xe tải ba bánh. Khi khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 nổ ra, Mazda đã buộc phải bán lại một lượng cổ phần lớn của hãng Ford của Mỹ. Tuy nhiên, khi các hãng xe Mỹ điêu đứng vì suy thoái mới đây, Ford đành phải bán lại cổ phần trong Mazda và hiện chỉ còn nắm 3% của hãng xe Nhật.
Ngay từ khi được thành lập bởi hãng BBC và một số nhà đầu tư khác, kênh truyền hình Discovery Channel đã chuyên về sản xuất các bộ phim tài liệu về khoa học, công nghệ, lịch sử và tự nhiên. Logo ngày nay của Discovery vẫn mang hình địa cầu, nhưng trông thời thượng hơn nhiều so với logo ban đầu.
Phương Anh
Theo Daily Mail
Theo Daily Mail