1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Lộ diện danh tính 2 nhà đầu tư khủng mua 120 triệu cổ phần Vinatex

(Dân trí) - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vừa cho biết, đã có 2 nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của Vinatex, với 120 triệu cổ phần, tương đương 24% vốn điều lệ.

Lộ diện danh tính 2 nhà đầu tư khủng mua 120 triệu cổ phần Vinatex

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Tập đoàn dệt may của Mỹ chuyển hoạt động về Việt Nam
* Lộ diện 2 nhà đầu tư khủng mua cổ phần Vinatex
* Ngắm những công trình siêu lộng lẫy lúc về đêm
* “Ông Hội đồng” bị bắt, hàng trăm người dân lo mất đất
* Chung cư cao cấp Hà Nội: Nơi hàng tồn ngất ngưỡng, nơi mỏi mắt săn tìm

Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết, Vinatex đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhà đầu tư chiến lược.

 

Theo đó, Tập đoàn Vingroup - CTCP, đăng ký mua 10% vốn điều lệ tương đương 50.000.000 cổ phiếu. Vingroup là nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phân phối, Tập đoàn đa ngành sở hữu chuỗi bán lẻ là các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam.

 

Ngoài Vingroup, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân phối, đơn vị đầu ngành về phát triển Khu Công nghiệp tại Việt Nam, đăng ký mua 14% vốn điều lệ tương đương 70.000.000 cổ phiếu. 

 

Vinatex sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần lần dầu ra công chúng (IPO) vào ngày 22/9/2014 tới đây. Theo Quy chế bán đầu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thời gian để các nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký và đặt cọc chậm nhất đến 16 giờ hôm nay ngày 12/9/2014.

 

Theo kế hoạch công bố trước đó, Vinatex dự kiến chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng với khối lượng 121.999.150 triệu đơn vị (24,4% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 11.000 đồng mỗi cổ phần. 
 
Tại buổi roadshow hôm 2/7, Ban lãnh đạo Vinatex cũng cho biết công ty sẽ xem xét khả năng niêm yết trong 3 năm tới, hoặc có thể trước đó nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sớm hơn dự định. 
 
Ngoài ra, Vinatex sẽ cố gắng huy động thêm 700 tỷ đồng vốn từ đợt IPO sắp tới, qua đó tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng để đầu tư vào tích hợp ngược (backward integration) vào lĩnh vực dệt và nhuộm, nhằm được miễn thuế theo điều khoản “từ sợi trở đi” (yarn-forward) của TPP. Hiện các mặt hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chịu mức thuế từ 17%-20% và nếu ký TPP sẽ được miễn thuế. 
 
Theo phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Vinatex có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tương ứng tổng số cổ phần là 500 triệu cổ phần. 
 
Nhà nước nắm giữ 255 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 3 triệu cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120 triệu cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 122 cổ phần, chiếm 24,4% vốn điều lệ.
 
Quyết định này cũng giao cho Tập đoàn khi có điều kiện thuận lợi bán tiếp phần vốn Nhà nước để giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống dưới 51%.
 
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, Vinatex đạt 25.250 tỷ  đồng doanh thu, 1,62 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. 
 
Tập đoàn hiện đang tập trung đẩy mạnh các dự án đầu tư để hoàn thiện chuỗi cung ứng Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May, nhằm đa dạng hóa nguồn cung, tăng tỷ lệ nội địa hóa và dần hướng theo phương thức sản xuất ODM.

 

Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm