LienVietPostBank - Cùng cá nhân, hộ kinh doanh tiêu dùng vượt dịch
(Dân trí) - Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành hàng thiết yếu và có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.
Mặc dù kinh tế thị trường hiện nay bị ảnh hượng nặng nề do dịch bệnh nhưng những khó khăn đó chỉ là nhất thời nếu biết tận dụng thời điểm này để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng. Các cá nhân và hộ kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng sẽ có được lợi thế tốt nhất để phục hồi, sẵn sàng quay trở lại khi thị trường khởi sắc.
Các ngành hàng cùng lúc gặp khó khăn chồng chất trong mùa dịch
Một số khó khăn tiêu biểu của cá nhân và hộ kinh doanh các mặt hàng nói chung đang gặp phải trong giai đoạn dịch Covid-19 là giá thuê cửa hàng không giảm, trong khi doanh thu mang về sụt giảm, dẫn đến thiếu nguồn vốn để quay vòng kinh doanh: đơn cử như chi phí thuê quầy hàng tại các khu chợ đầu mối lớn tại các thành phố lớn như: Bến Thành (Quận 1), Đồng Xuân (Hà Nội) xấp xỉ 35 triệu đồng/tháng hay các cửa hàng trên các khu phố trung tâm tỉnh/thị trấn cũng khoảng 25 triệu đồng/ tháng. Bên cạnh đó là chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí duy trì kho bãi, chi phí nhập hàng mới hay lương chị trả cho nhân viên…v…v.
Tuy cũng bị áp lực bởi xu hướng thị trường và tình hình dịch bệnh nhưng ngành hàng tiêu dùng vẫn được đánh giá là một trong những ngành hàng ít bị ảnh hưởng nhất trong mùa dịch do phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yêu của người dân.
Mặt khác, theo báo cáo của Công ty Nielsen công bố chiều ngày 22/7 cho hay, với thời gian cách ly xã hội dưới 3 tháng và khá ngắn so với các thị trường khác, Việt Nam là một trong những quốc gia bước ra khỏi đại dịch Covid-19 theo mô hình “phục hồi”. Theo mô hình này, phần lớn hành vi của người tiêu dùng có xu hướng khôi phục lại như trước đó trong thời gian ngắn nhất.
Có thể thấy rõ rằng việc cần làm ngay lúc này với các cá nhân kinh doanh và sản xuất hàng tiêu dùng đấy chính là bổ sung vốn lưu động để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh
LienVietPostBank cho ra mắt sản phẩm mới đồng hành cùng khách hàng
Nắm bắt được những khó khăn trên, LienVietPostBank đã cho ra mắt sản phẩm "Cho vay sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng" nhắm đến đối tượng khách hàng là cá nhân, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng. Sản phẩm mới kì vọng sẽ giúp khách hàng dễ dàng vay vốn hơn với hồ sơ đơn giản, được thiết kế riêng phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của từng khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của gói sản phẩm này là thời gian phê duyệt chỉ 24 giờ làm việc, tỷ lệ cho vay tối đa 85% giá trị tài sản đảm bảo, tài trợ lên đến 90% phương án vay vốn, linh hoạt trong việc cung cấp hồ sơ tài chính và đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, thời gian duy trì hạn mức cho vay lên đến 3 năm.
Bên cạnh việc ra mắt gói sản phẩm mới, LienVietPostBank đồng thời triển khai “Chương trình ưu đãi tiếp sức sản xuất kinh doanh" để hỗ trợ khách hàng giảm bớt các chi phí tài chính. Theo đó, mức lãi suất chỉ từ 7,0%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp và chỉ từ 7,9%/năm đối với khách hàng cá nhân. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong thời gian khó khăn của dịch bệnh cũng như khách hàng đang thiếu vốn kinh doanh.
Việc LienVietPostBank triển khai đồng thời nhiều hoạt động hỗ trợ được cho là rất đúng thời điểm khi các khách hàng cá nhân đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường và thói quen mua sắm của cộng đồng.
Anh Nguyễn Đức Thanh (45 tuổi, chủ tiệm tạp hóa tại Cần Thơ) cho biết: “Tôi luôn tin tưởng Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch trong thời gian sớm nhất có thể, lúc đó cuộc sống người dân sẽ dần trở lại như cũ. Trong thời gian chờ đợi này, việc vay được khoản vốn với lãi suất dễ thở như ở LienvietPostBank thực sự là phao cứu sinh cho tôi và gia đình.”
Đây cũng là một trong những nỗ lực hướng tới định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của LienVietPostBank trong tương lai gần. Với hệ thống mạng lưới lớn nhất trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, với khoảng 540 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cùng hơn 1.000 phòng giao dịch bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện rộng khắp 63 tỉnh thành với những chính sách ưu đãi thiết thực và thủ tục đơn giản LienVietPostBank có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng ở các tuyến huyện, tỉnh, vùng sâu, vùng xa.
Với kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2019 - lợi nhuận trước thuế là 2.039 tỷ đồng, tăng 68% so năm 2018, bằng 107% kế hoạch đề ra và là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất Ngân hàng đạt được kể từ khi thành lập (năm 2008) đến nay. Kết hợp với chiến lược kinh doanh đúng đắn, chắc chắn vị thế của LienVietPostBank sẽ được nâng cao trên thị trường trong năm 2020.