Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết

Đoàn khách Trung Quốc đến thăm vườn và muốn mua vài ký nhãn tím đem về nhưng lão nông miền Tây từ chối bán vì toàn bộ số lượng nhãn đã có người đặt mua để chưng Tết từ trước.

Ông Trần Văn Huy (tên hay gọi Bảy Huy, 62 tuổi, ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) - “cha đẻ” của loại nhãn tím độc nhất vô nhị cho PV. VietNamNet biết, dịp Tết nguyên đán năm nay toàn vườn nhà ông cung ứng ra thị trường khoảng 50kg nhãn tím cho mọi người chưng Tết.

“50 kg nhãn tím này đã có người đặt hết rồi. Chủ yếu tôi bán cho người gần nhà. Có nhiều người ở nơi khác gọi điện thoại hỏi đặt mua nhưng tôi không bán vì chỉ có vài chục ký mà đã hứa với người ta hết rồi”, ông Huy nói.

Theo ông Huy, dù nhiều người khao khát được mua nhưng ông vẫn bán giá nhãn tím 100.000 đồng/ký, bằng với giá cũ. “Có người gọi kêu tôi để lại số nhãn này cho họ với giá 120.000 đồng/kg, cao hơn 20.000 đồng nhưng tôi không đồng ý vì làm ăn phải có chữ tín”, ông Huy nói.

Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 1

Ông Huy cho biết, dịp tết năm nay vườn ông thu hoạch chỉ khoảng 50kg nhãn tím để bán cho người dân địa phương 

Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 2
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 3

Nhãn tím có màu rất bắt mắt và có giá 100.000 đồng/kg

Theo lão nông này, mới đây có một đoàn khách Trung Quốc vào tham quan vườn và muốn mua vài ký nhãn tím đem về nhưng ông không bán. “Trong đoàn đó có 2 người Trung Quốc, sau khi tham quan vườn thì họ muốn mua 3kg nhãn tím đem về nhưng tôi không bán vì số lượng nhãn này đã có khách đặt rồi. Trước đó, nhiều đoàn khách Đài Loan, Thái Lan cũng đến tham quan và họ muốn mua nhãn trái, cây giống nhưng tôi từ chối”, lời ông Huy.

Năm nay do mưa đúng vào dịp nhãn ra trái nên đậu trái không được nhiều như năm trước. Ông Huy cho biết, cách đây vài tháng, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT vào khảo sát, kiểm tra vườn, lấy thông tin, hướng tới bảo hộ giống nhãn tím này.

Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 4
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 5
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 6
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 7
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 8

Vườn nhà ông Huy có khoảng 50 gốc nhãn tím đang cho trái

Cách đây hơn chục năm, ông Huy tình cờ phát hiện một cây nhãn long trong vườn tự dưng đâm ra một nhánh lạ, lá có màu tím, trái cũng màu tím sậm. Thấy lạ, ông Huy chiết nhánh ra trồng và kết quả, cây sinh trưởng tốt, cho trái nhãn với màu tím rất đẹp. Ngoài ra, loại nhãn đến lá và bông cũng tím.

Nhãn tím trái to hơn, có mùi thơm, vị ngọt thanh. Ngoài ra, loại nhãn tím có sức đề kháng, chống chịu các loại sâu bệnh tốt hơn hẳn các loại nhãn khác. Đặc biệt, nhãn tím kháng được bệnh chổi rồng, một loại bệnh làm điêu đứng nhiều nhà vườn trồng nhãn. 

Năm 2012, ông Huy đã mang nhãn tím đi trưng bày tại lễ hội “Sông nước miệt vườn” thì loại “trái lạ” này được nhiều người biết tới và đặc biệt quan tâm. Trong vài năm trở lại đây, nhãn tím được tỉnh Sóc Trăng chọn để trưng bày, giới thiệu ở các cuộc triển lãm, hội chợ, lễ hội…

Các trung tâm giống, người dân từ các tỉnh, thành, như: Hà Nội, Bến Tre, Vĩnh Long… đến mua giống về trồng.

Tuy nhiên, đối với du khách từ Thái Lan, Indonesia đến hỏi mua cây giống thì ông Huy nhất quyết không bán. Có người Đài Loan đòi bao tiêu sản phẩm loại nhãn tím này nhưng ông cũng không đồng ý.

Ông Huy cho biết, loại nhãn tím là “trời ban lộc” cho gia đình ông nên không muốn nhân rộng sang các nước khác. Hiện trong vườn nhà ông Huy có khoảng 50 gốc nhãn tím.

Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 9
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 10
Lão nông từ chối khách Trung Quốc: Đặc sản độc đáo phải để dân Việt ăn Tết - 11

Theo: Hoài Thanh

Vietnamnet