Lão nông “thoát nghèo” thu lãi lớn từ cây na trên vùng sỏi đá

(Dân trí) - Sau nhiều năm gắn bó với cây mía, cây mì trên “vùng sỏi” đá không hiệu quả, anh Nguyễn Tấn Thạch (Thôn 2, xã Kon Yang, Kong Chro) đã chuyển sang trồng na. Nhờ sự mạnh dạn thay đổi cây trồng, anh Thạch đã mua được ô tô tải, nuôi các con ăn học và rủng rỉnh mỗi năm thu về gần 400 triệu tiền na.

Từ xưa đến nay, người dân huyện Kong Chro nói riêng và khu vực các huyện Đông Nam Gia Lai đều sống nhờ cây mía, sắn và một số cây chịu hạn khác. Đất đai cằn cỗi, nắng gió thất thường đã khiến cuộc sống bà con càng đói nghèo hơn. Cũng như mọi người, vì đất cằn cỗi, sỏi đá nên gia đình anh Nguyễn Tấn Thạch (42 tuổi) phải bám cây mía để nuôi sống “4 miệng” ăn.

Trồng na trên vùng sỏi đá

Những năm gần đây giá mía xuống thấp gia đình càng kiệt quệ, anh Thạch đã bàn với vợ vay mượn để chuyển đổi sang trồng cây na. Khởi nghiệp với bàn tay trắng, vốn vay mượn, anh Thạch đã trồng thử 6 xào với khoảng 500 gốc. Những năm đầu, do chưa nắm bắt được quy trình trồng, thời tiết, sâu bệnh cũng khiến gia đình anh bị lỗ.

Xác định đây là cây trồng phát triển được trên vùng sỏi đá, anh Thạch đã lên mạng tìm hiểu và cách trị các loại sâu bệnh…Qua đó về áp dụng vào vườn cây na mình đang trồng. Mỗi năm, vườn na của gia đình anh Thạch lại cho hiệu quả và năng suất cao hơn năm trước, đời sống gia đình cũng được nâng lên.

Lão nông “thoát nghèo” thu lãi lớn từ cây na trên vùng sỏi đá - 1
Với việc chuyển đổ cây trồng đã giúp gia đình Thạch thoát nghèo

Sau 10 năm trồng cây na trên vùng sỏi đá, anh Thạch đã gây dựng cho mình hơn 1,8ha diện tích na. Anh Nguyễn Tấn Thạch bộc bạch: “Nếu so về lợi nhậu giữa na và mía thì na gấp 4 – 5 lần. Nếu mỗi ha mía khoảng 40 – 60 triệu, đôi lúc múa rớt giá hiện nay thì nông dân còn phải bù lỗ nữa. Đối với 1ha na sẽ thu về khoảng từ 150 – 200 triệu/năm. Nhờ chuyển đổi sang na đã giúp tôi mua được chiếc xe tải để vận chuyển đất, cát, nông sản lúc nông nhàn. Nếu tính 1,8ha na của tôi thì mỗi năm thu về được khoảng gần 400 triệu, nếu từ hết chi phí có lãi hơn 200 triệu/năm”.

“Sau khi thu đợt na thì tôi cắt cành để ra phát triển cành cho vụ sau. Phân bón chủ yếu là phân chuồng, phân hữu cơ để cây na khỏe từ trong ra, giảm thiểu sâu bệnh. Các bệnh trên ra chủ yếu là bệnh tán thư, rầy…Hiện nay tôi đã tiếp tục mở rộng vườn ra với các độ tuổi khác nhau để có thể thu về các năm…”, an Thạch chia sẻ kinh nghiệm.

Lão nông “thoát nghèo” thu lãi lớn từ cây na trên vùng sỏi đá - 2
So với trồng mía thì cây na lãi gấp 3 - 4 lần, mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Năm nay tuy thời tiết không ủng hộ nên năng suất ra bị giảm khoảng 5 – 10 %, tuy nhiên giá cả lại cao nhất so với mọi năm. Như những năm trước, na loại 1 chỉ dao động từ 20 – 25 ngàn đồng/kg thì giờ đây đã tăng lên gần 35 ngàn/kg. Đối với vườn anh Thạch thì vườn na ra rất đều quả. Trung bình mỗi gốc cho thu về khoảng 6kg/năm. Trên diện tích 1,8ha của anh Thạch là hàng ngàn gốc ra và mỗi năm mang về cho anh gần 400 triệu đồng.

Lão nông “thoát nghèo” thu lãi lớn từ cây na trên vùng sỏi đá - 3
Thu nhập hàng trăm triệu nhờ chuyển đổi cây trồng trên vùng đất sỏi đá

Trước đó, ông Võ Văn Hưng (Trưởng phòng nông ngiệp huyện Kong Chro) thông tin: “Từ xưa, cây trồng chủ lực của huyện là cây mía, mì và ngô lai. Tuy nhiên, mía ngày càng giảm giá, nhà máy cũng thu mua chậm nên người dân chuyển dần sang các loại cây ngắn ngày. Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng mở rộng diện tích đối với các loại cây ăn quả như: Na, quýt đường, thăng long".

"Bước đầu cho thấy việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả khá hiệu quả, bởi thổ nhưỡng đất ở đây cũng khá phù hợp với những loại cây này. Trong số đó, cây na được cho là cây trồng được người dân chọn để trồng và đã có nhiều hộ thoát nghèo, phát triển kinh tế”. Được biết, trên địa bàn huyện có gần 70ha là trồng na. Chủ yếu ở các xã như Kong Yang, Chư Loong, Đăk Song…", ông này nói.

Phạm Hoàng