Lạm phát thấp, lo tăng trưởng
Năm 2012 đã đi qua được 2/3 thời gian. Kết quả 8 tháng ra sao và khả năng cả năm sẽ như thế nào?
Trước hết cần nhận diện tổng quát qua tốc độ tăng/giảm một số chỉ tiêu chủ yếu 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước. Từ kết quả 8 tháng có thể nhìn đến cả năm về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu.
Kiềm chế lạm phát
Mặc dù không còn giảm như tháng 6, tháng 7, khi CPI tháng 8 đã bật tăng 0,63%, nhưng nếu tính chung 8 tháng vẫn là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 8 năm trước đó; nếu tính theo năm của tháng 8 vẫn thấp nhất so với con số tương ứng của 12 tháng trước đó.
Điều quan trọng, từ diễn biến 8 tháng đầu năm, có thể dự báo về CPI trong thời gian tới. Đó là, CPI vẫn nằm trong “lạm phát mục tiêu” đề ra cho cả năm: ban đầu là dưới 10%, từ giữa năm được cụ thể hóa là 7- 8%, người viết dự đoán có thể còn thấp hơn, chỉ khoảng trên dưới 6,5%. Nói cách khác, lạm phát đã được kiềm chế, mục tiêu ưu tiên số 1 đã được thực hiện vượt mức và đây là một trong những kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.
Tuy nhiên, không vì việc kiềm chế lạm phát có khả năng hoàn thành vượt mức mục tiêu mà chủ quan thỏa mãn, bởi lạm phát cao có thể sẽ lặp lại do tác động của nhiều yếu tố. CPI trong thời gian qua tăng thấp có một phần quan trọng do giá lương thực, thực phẩm giảm; còn giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác ngoài lương thực, thực phẩm vẫn tăng cao, nhất là ăn uống ngoài gia đình, giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng hóa, dịch vụ khác. Giá lương thực, thực phẩm thì phụ thuộc vào thiên tai, dịch bệnh, vào giá thế giới - mà những yếu tố này lại diễn biến khó lường.
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết 13/NQ-CP cùng với liều lượng tăng lên của các giải pháp đó (như tạm ứng 30 nghìn tỷ đồng ngân sách 2013, nới tốc độ tăng trưởng tín dụng cho hàng chục ngân hàng thương mại, tăng cung tiền hỗ trợ thanh khoản).
Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát cao đã phải mất nhiều thời gian mới hạn chế được, nay cũng những yếu tố tác động làm chứng khoán đao xuống, giá vàng vọt lên cao hơn nhiều so với giá thế giới chỉ cần lạm phát cao trở lại sẽ phá vỡ những kết quả đã đạt được.
Số liệu thống kê lịch sử cho thấy, CPI thường tăng cao hơn vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu đầu tư, sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng cao lên và cộng hưởng với nhau, trong khi năm nay, tăng trưởng tín dụng tính theo tháng sẽ cao hơn trong 4 tháng cuối năm để bù cho tốc độ tăng trưởng mang dấu âm hoặc tăng thấp trong 8 tháng đầu năm.
Để tránh lặp lại chu kỳ trên, có những điều đáng lưu ý:
Một, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Hạ lãi suất huy động theo mức độ chậm lại của CPI là cần thiết để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, giảm bớt khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, nhưng nếu hạ lãi suất huy động thấp hơn nữa, thì tiền trong lưu thông sẽ không vào ngân hàng; hoặc những ngân hàng yếu thanh khoản sẽ lại lách lãi suất huy động bằng các biện pháp tinh vi hơn, tạo cho cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quay trở lại.
Hai, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tài khóa. Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi ngân sách còn lớn, cần giám sát chặt chẽ chi tiêu công, đầu tư công, nếu không sẽ làm tăng bội chi, làm cho lạm phát cao trở lại.
Ba, việc thực hiện lộ trình giá thị trường là đúng hướng và cần thiết, nhưng cần tránh điều chỉnh dồn dập nhiều loại trong cùng thời gian và thời gian liền nhau sẽ tạo ra lực cộng hưởng (lớn hơn từng lực riêng rẽ và cộng hưởng với yếu tố tâm lý).
Bốn, nguyên nhân sâu xa, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát cao chính là hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp. Vì vậy, việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được đẩy mạnh hơn, khắc phục sức ỳ của bước khởi đầu. Đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục tính giật cục, tính cực đoan trong điều hành và sự buông lỏng trong việc giám sát kiểm tra khi chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng.
Năm, cần khẩn cấp ổn định tâm lý của các nhà đầu tư và dân cư trước tác động khi nhà nước xử lý các hành động thâu tóm ngân hàng.
Kiềm chế lạm phát
Mặc dù không còn giảm như tháng 6, tháng 7, khi CPI tháng 8 đã bật tăng 0,63%, nhưng nếu tính chung 8 tháng vẫn là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 8 năm trước đó; nếu tính theo năm của tháng 8 vẫn thấp nhất so với con số tương ứng của 12 tháng trước đó.
Điều quan trọng, từ diễn biến 8 tháng đầu năm, có thể dự báo về CPI trong thời gian tới. Đó là, CPI vẫn nằm trong “lạm phát mục tiêu” đề ra cho cả năm: ban đầu là dưới 10%, từ giữa năm được cụ thể hóa là 7- 8%, người viết dự đoán có thể còn thấp hơn, chỉ khoảng trên dưới 6,5%. Nói cách khác, lạm phát đã được kiềm chế, mục tiêu ưu tiên số 1 đã được thực hiện vượt mức và đây là một trong những kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.
Tuy nhiên, không vì việc kiềm chế lạm phát có khả năng hoàn thành vượt mức mục tiêu mà chủ quan thỏa mãn, bởi lạm phát cao có thể sẽ lặp lại do tác động của nhiều yếu tố. CPI trong thời gian qua tăng thấp có một phần quan trọng do giá lương thực, thực phẩm giảm; còn giá các loại hàng hóa, dịch vụ khác ngoài lương thực, thực phẩm vẫn tăng cao, nhất là ăn uống ngoài gia đình, giáo dục, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng hóa, dịch vụ khác. Giá lương thực, thực phẩm thì phụ thuộc vào thiên tai, dịch bệnh, vào giá thế giới - mà những yếu tố này lại diễn biến khó lường.
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết 13/NQ-CP cùng với liều lượng tăng lên của các giải pháp đó (như tạm ứng 30 nghìn tỷ đồng ngân sách 2013, nới tốc độ tăng trưởng tín dụng cho hàng chục ngân hàng thương mại, tăng cung tiền hỗ trợ thanh khoản).
Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát cao đã phải mất nhiều thời gian mới hạn chế được, nay cũng những yếu tố tác động làm chứng khoán đao xuống, giá vàng vọt lên cao hơn nhiều so với giá thế giới chỉ cần lạm phát cao trở lại sẽ phá vỡ những kết quả đã đạt được.
Số liệu thống kê lịch sử cho thấy, CPI thường tăng cao hơn vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu đầu tư, sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng cao lên và cộng hưởng với nhau, trong khi năm nay, tăng trưởng tín dụng tính theo tháng sẽ cao hơn trong 4 tháng cuối năm để bù cho tốc độ tăng trưởng mang dấu âm hoặc tăng thấp trong 8 tháng đầu năm.
Để tránh lặp lại chu kỳ trên, có những điều đáng lưu ý:
Một, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Hạ lãi suất huy động theo mức độ chậm lại của CPI là cần thiết để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, giảm bớt khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, nhưng nếu hạ lãi suất huy động thấp hơn nữa, thì tiền trong lưu thông sẽ không vào ngân hàng; hoặc những ngân hàng yếu thanh khoản sẽ lại lách lãi suất huy động bằng các biện pháp tinh vi hơn, tạo cho cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quay trở lại.
Hai, cần hết sức thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tài khóa. Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, bội chi ngân sách còn lớn, cần giám sát chặt chẽ chi tiêu công, đầu tư công, nếu không sẽ làm tăng bội chi, làm cho lạm phát cao trở lại.
Ba, việc thực hiện lộ trình giá thị trường là đúng hướng và cần thiết, nhưng cần tránh điều chỉnh dồn dập nhiều loại trong cùng thời gian và thời gian liền nhau sẽ tạo ra lực cộng hưởng (lớn hơn từng lực riêng rẽ và cộng hưởng với yếu tố tâm lý).
Bốn, nguyên nhân sâu xa, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát cao chính là hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp. Vì vậy, việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được đẩy mạnh hơn, khắc phục sức ỳ của bước khởi đầu. Đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục tính giật cục, tính cực đoan trong điều hành và sự buông lỏng trong việc giám sát kiểm tra khi chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng.
Năm, cần khẩn cấp ổn định tâm lý của các nhà đầu tư và dân cư trước tác động khi nhà nước xử lý các hành động thâu tóm ngân hàng.
Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp coi đó là một thời cơ để đẩy giá làm tăng chi phí đầu vào và cộng hưởng với việc tăng giá theo của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô được xét ở hai quan hệ cân đối kinh tế chủ yếu là nhập siêu và bội chi ngân sách.
Nhập siêu trở lại nhưng ở mức thấp. Trong 8 tháng đầu năm có 4 tháng xuất siêu (tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 7) và 4 tháng nhập siêu (tháng 2, tháng 3, tháng 6, tháng 8). Sau 2 tháng suất siêu khá (tháng 6 là 361 triệu USD, tháng 7 là 559 triệu USD), tháng 8 đã nhập siêu trở lại (150 triệu USD). Nhưng đây là mức nhập siêu thấp so với tháng 2 (279 triệu USD), tháng 5 (527 triệu USD), tương đương với tháng 3.
Tính chung 8 tháng năm nay, mức nhập siêu thấp xa so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (62 triệu USD so với 6536 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (chưa đến 0,1% so với 10,5%).
Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân quan trọng là xuất khẩu đạt kết quả khá. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng đã đạt 9169 triệu USD - đây là mức khá cao trong điều kiện xuất khẩu gặp khó khăn về giá cả, về thị trường. Nếu 4 tháng cuối năm nay duy trì được quy mô bình quân tháng như 8 tháng đầu năm, thì cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 110 tỷ USD, tăng trên 13,5% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tốc độ tăng so với năm trước.
Có nguyên nhân do kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm nay đã tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu (6,7% so với 17,8%). Nếu 4 tháng cuối năm giữ được tốc độ tăng như 8 tháng qua, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức gần 114 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu cả năm chỉ ở mức gần 4 tỷ USD, thấp nhất so với mức nhập siêu từ năm 2003 đến 2011.
Mức nhập siêu bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm là 9,177 tỷ USD. Nếu 4 tháng cuối năm giữ được mức bình quân này, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức trên 110 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu sẽ rất thấp, không vượt quá nữa tỷ USD. Nếu đạt được như dự đoán trên thì xuất khẩu và nhập siêu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.
Nhập khẩu tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do có sự nỗ lực khắc phục các khó khăn về thị trường, về hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Có nguyên nhân do đã có nhiều biện pháp quản lý việc nhập khẩu, nhất là nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu. Có nguyên nhân quan trọng do việc đầu tư và tiêu dùng ở trong nước bị co lại.
Chính vì thế, việc nhập siêu giảm, bên cạnh nguyên nhân và kết quả tích cực, là tiền đề để chuyển vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, cũng có mặt hạn chế, bất cập. Việc do sự co lại của đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước là nguyên nhân không mong muốn và đến lượt nó lại tác động tiêu cực đến sản xuất ở trong nước, đặc biệt là sản xuất là xuất khẩu.
Cân đối ngân sách năm nay có nhiều khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng vừa đạt thấp so với dự toán cả năm, vừa tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (nếu tính theo giá thực tế) và giảm (nếu loại trừ yếu tố tăng giá - riêng giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 10,41%). Trong đó, chỉ có thu từ dầu thô đạt và tăng cao, còn thu nội địa và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đều đạt và tăng thấp hoặc giảm.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách so với dự toán năm đạt cao hơn và tăng so với cùng kỳ năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì bội chi ngân sách sẽ cao hơn dự toán năm và cao hơn năm trước và bội chi ngân sách/GDP cũng sẽ cao hơn mục tiêu (4,8%) và cao hơn năm trước.
Tăng trưởng kinh tế
Theo dự đoán của các tổ chức quốc tế, của các chuyên gia và các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở trong nước, tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 đều thống nhất ở mức cận trên là 5,7%, còn mức cận dưới có sự khác nhau là 5,4% hoặc từ 5,3% trở xuống. Nếu đạt trên 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 chỉ là “đáy” từ năm 2010 đến nay; nếu đạt dưới 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 sẽ là “đáy” tính từ năm 2000 đến nay chỉ sau năm 1999.
Mặc dù các tốc độ tăng năm 2012 được dự báo là thấp so với năm trước và so với mục tiêu đề ra cho năm nay, nhưng có thể được coi là hợp lý, vì nhiều lẽ. Đạt được tốc độ tăng như trên trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những mặt còn khó khăn hơn cả năm 2009.
Vào năm 2009, mặc dù Việt Nam bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn có một số thuận lợi. Các doanh nghiệp còn có các nguồn lực được tích luỹ từ những năm kinh tế tăng trưởng cao trước đó. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức rất cao trong nhiều năm trước (năm 2009 tăng 37,73%, năm 2008 tăng 30%, năm 2007 tăng 51,39%, năm 2006 tăng 21,4%, năm 2005 tăng 19,2%).
Lãi suất vay ngân hàng còn ở mức thấp (khoảng 10%/năm), lại được Chính phủ cho hỗ trợ lãi suất 4%/năm (nên lãi suất thực trả của nhiều doanh nghiệp chỉ còn 6%/năm) và điểm quan trọng do có gói hỗ trợ thông qua cấp bù lãi suất đã có tác động kéo một lượng vốn lớn từ các ngân hàng thương mại (khoảng 440 nghìn tỷ đồng) ra để kích cầu đầu tư, tiêu dùng.
Nhờ vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh (tính đến nay Việt Nam đã có 663,8 nghìn), số doanh nghiệp bị ngừng sản xuất, phá sản không đáng kể.
Từ 2011 đến nay, các doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn lớn hơn. Các nguồn được tích luỹ từ các năm trước đã bị cạn dần; sau 2 năm lạm phát cao ở mức 2 chữ số; lãi suất vay lớn gấp rưỡi, gấp đôi 2009; tăng trưởng tín dụng đột ngột giảm mạnh (năm 2011 chỉ còn tăng 12%, 7 tháng đầu năm 2012 chỉ còn tăng 0,57%); tồn kho ở mức rất cao, diễn ra ở nhiều loại sản phẩm thuộc nhiều khâu, nhiều ngành, nhóm ngành, từ sản phẩm sản xuất, như lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế biến, xây dựng, đến hàng hoá, dịch vụ trong khâu lưu thông, đến bất động sản đến ứ đọng tiền vốn ở các ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong năm 2012 được dự báo thấp hơn trong năm 2011. Phù hợp với năm khởi đầu của công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng.
Trong khi nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý, nhưng vẫn phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà đã phải tốn kém thời gian, công sức và khắc phục hiệu ứng phụ mới bước đầu thực hiện được.
Tăng trưởng kinh tế trở thành vấn đề lớn. Nếu không lo cho tăng trưởng thì tăng trưởng sẽ rơi xuống đáy không chỉ 3 năm mà có thể trong 10 năm và sẽ tác động xấu đến việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng nếu chạy theo tăng trưởng, mà nới lỏng quá mức tiền tệ, tài khóa thì lạm phát cao và bất ổn vĩ mô sẽ quay trở lại.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô được xét ở hai quan hệ cân đối kinh tế chủ yếu là nhập siêu và bội chi ngân sách.
Nhập siêu trở lại nhưng ở mức thấp. Trong 8 tháng đầu năm có 4 tháng xuất siêu (tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 7) và 4 tháng nhập siêu (tháng 2, tháng 3, tháng 6, tháng 8). Sau 2 tháng suất siêu khá (tháng 6 là 361 triệu USD, tháng 7 là 559 triệu USD), tháng 8 đã nhập siêu trở lại (150 triệu USD). Nhưng đây là mức nhập siêu thấp so với tháng 2 (279 triệu USD), tháng 5 (527 triệu USD), tương đương với tháng 3.
Tính chung 8 tháng năm nay, mức nhập siêu thấp xa so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (62 triệu USD so với 6536 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (chưa đến 0,1% so với 10,5%).
Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân quan trọng là xuất khẩu đạt kết quả khá. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng đã đạt 9169 triệu USD - đây là mức khá cao trong điều kiện xuất khẩu gặp khó khăn về giá cả, về thị trường. Nếu 4 tháng cuối năm nay duy trì được quy mô bình quân tháng như 8 tháng đầu năm, thì cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 110 tỷ USD, tăng trên 13,5% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tốc độ tăng so với năm trước.
Có nguyên nhân do kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm nay đã tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, thấp xa so với tốc độ tăng tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu (6,7% so với 17,8%). Nếu 4 tháng cuối năm giữ được tốc độ tăng như 8 tháng qua, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức gần 114 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu cả năm chỉ ở mức gần 4 tỷ USD, thấp nhất so với mức nhập siêu từ năm 2003 đến 2011.
Mức nhập siêu bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm là 9,177 tỷ USD. Nếu 4 tháng cuối năm giữ được mức bình quân này, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức trên 110 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu sẽ rất thấp, không vượt quá nữa tỷ USD. Nếu đạt được như dự đoán trên thì xuất khẩu và nhập siêu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.
Nhập khẩu tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do có sự nỗ lực khắc phục các khó khăn về thị trường, về hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Có nguyên nhân do đã có nhiều biện pháp quản lý việc nhập khẩu, nhất là nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu. Có nguyên nhân quan trọng do việc đầu tư và tiêu dùng ở trong nước bị co lại.
Chính vì thế, việc nhập siêu giảm, bên cạnh nguyên nhân và kết quả tích cực, là tiền đề để chuyển vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, cũng có mặt hạn chế, bất cập. Việc do sự co lại của đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước là nguyên nhân không mong muốn và đến lượt nó lại tác động tiêu cực đến sản xuất ở trong nước, đặc biệt là sản xuất là xuất khẩu.
Cân đối ngân sách năm nay có nhiều khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng vừa đạt thấp so với dự toán cả năm, vừa tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (nếu tính theo giá thực tế) và giảm (nếu loại trừ yếu tố tăng giá - riêng giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 10,41%). Trong đó, chỉ có thu từ dầu thô đạt và tăng cao, còn thu nội địa và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đều đạt và tăng thấp hoặc giảm.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách so với dự toán năm đạt cao hơn và tăng so với cùng kỳ năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì bội chi ngân sách sẽ cao hơn dự toán năm và cao hơn năm trước và bội chi ngân sách/GDP cũng sẽ cao hơn mục tiêu (4,8%) và cao hơn năm trước.
Tăng trưởng kinh tế
Theo dự đoán của các tổ chức quốc tế, của các chuyên gia và các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở trong nước, tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 đều thống nhất ở mức cận trên là 5,7%, còn mức cận dưới có sự khác nhau là 5,4% hoặc từ 5,3% trở xuống. Nếu đạt trên 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 chỉ là “đáy” từ năm 2010 đến nay; nếu đạt dưới 5,32%, thì tăng trưởng của năm 2012 sẽ là “đáy” tính từ năm 2000 đến nay chỉ sau năm 1999.
Mặc dù các tốc độ tăng năm 2012 được dự báo là thấp so với năm trước và so với mục tiêu đề ra cho năm nay, nhưng có thể được coi là hợp lý, vì nhiều lẽ. Đạt được tốc độ tăng như trên trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những mặt còn khó khăn hơn cả năm 2009.
Vào năm 2009, mặc dù Việt Nam bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn có một số thuận lợi. Các doanh nghiệp còn có các nguồn lực được tích luỹ từ những năm kinh tế tăng trưởng cao trước đó. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức rất cao trong nhiều năm trước (năm 2009 tăng 37,73%, năm 2008 tăng 30%, năm 2007 tăng 51,39%, năm 2006 tăng 21,4%, năm 2005 tăng 19,2%).
Lãi suất vay ngân hàng còn ở mức thấp (khoảng 10%/năm), lại được Chính phủ cho hỗ trợ lãi suất 4%/năm (nên lãi suất thực trả của nhiều doanh nghiệp chỉ còn 6%/năm) và điểm quan trọng do có gói hỗ trợ thông qua cấp bù lãi suất đã có tác động kéo một lượng vốn lớn từ các ngân hàng thương mại (khoảng 440 nghìn tỷ đồng) ra để kích cầu đầu tư, tiêu dùng.
Nhờ vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh (tính đến nay Việt Nam đã có 663,8 nghìn), số doanh nghiệp bị ngừng sản xuất, phá sản không đáng kể.
Từ 2011 đến nay, các doanh nghiệp đã gặp một số khó khăn lớn hơn. Các nguồn được tích luỹ từ các năm trước đã bị cạn dần; sau 2 năm lạm phát cao ở mức 2 chữ số; lãi suất vay lớn gấp rưỡi, gấp đôi 2009; tăng trưởng tín dụng đột ngột giảm mạnh (năm 2011 chỉ còn tăng 12%, 7 tháng đầu năm 2012 chỉ còn tăng 0,57%); tồn kho ở mức rất cao, diễn ra ở nhiều loại sản phẩm thuộc nhiều khâu, nhiều ngành, nhóm ngành, từ sản phẩm sản xuất, như lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế biến, xây dựng, đến hàng hoá, dịch vụ trong khâu lưu thông, đến bất động sản đến ứ đọng tiền vốn ở các ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong năm 2012 được dự báo thấp hơn trong năm 2011. Phù hợp với năm khởi đầu của công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng.
Trong khi nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý, nhưng vẫn phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà đã phải tốn kém thời gian, công sức và khắc phục hiệu ứng phụ mới bước đầu thực hiện được.
Tăng trưởng kinh tế trở thành vấn đề lớn. Nếu không lo cho tăng trưởng thì tăng trưởng sẽ rơi xuống đáy không chỉ 3 năm mà có thể trong 10 năm và sẽ tác động xấu đến việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng nếu chạy theo tăng trưởng, mà nới lỏng quá mức tiền tệ, tài khóa thì lạm phát cao và bất ổn vĩ mô sẽ quay trở lại.
Theo Dương Ngọc
VnEconomy