"Lạ": Khách lẻ được cho không vải thiều ở Lục Ngạn

Một điều “lạ” ở các sọt vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) chính là các chủ sọt không bán số lượng lớn cho người đi đường. Thậm chí, họ sẵn sàng để người qua đường vặt quả ăn thoải mái ngay tại sọt và cho miễn phí xách túi mang về 2-3 kg.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Trung Quốc và tham vọng bành trướng lương thực toàn cầu
* EU thoát suy thoái nhờ mại dâm và ma túy
* Hạ lãi suất tiền gửi: Có nên gửi tiền ngân hàng?
* Bong bóng tín dụng Trung Quốc đe dọa nền kinh tế

Vào thời điểm cuối tháng 6, tất cả các vườn vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) đều ra quả chín mọng. Đây là thời điểm chính mùa để các chủ vườn thu hoạch vải với sản lượng lớn đem bán cho các thương lái. Tuy nhiên, không thể bán ngay tại vườn mà các chủ vườn phải chở từng sọt vải ra chợ đầu mối để rao bán. Mỗi lần chở vải ra chợ là một quãng đường xa vài cây số cùng với cái nắng giữa hè khiến nhiều người thêm phần mệt mỏi và ngao ngán nếu vải không bán được hoặc giá mua quá rẻ. Nếu tính chi phí trừ các khoản xăng xe, nước uống đi lại nhiều lần thì các chủ vườn cũng phải hao phí 20 nghìn đồng/lượt.
 
Anh Quang (một chủ vườn ở Lục Ngạn) cho biết, vải thiều ở Lục Ngạn năm nay được mùa, quả to đều, vỏ đẹp và ngon. Việc chở vải ra chợ đầu mối rao bán đã chở thành thói quen ở đây, vì như vậy mới có thể tìm được mối và bán giá cao hơn cho các thương lái.
 
"Chúng tôi thường ưu tiên bán vải cho thương lái Trung Quốc vì họ chọn vải đẹp, trả giá cao và mua với khối lượng lớn. Còn những loại vải hơi nhỏ và vỏ xám thì phần lớn các thương lái Việt Nam mua với giá rẻ hơn. Trong một ngày, gia đình tôi chở khoảng 12 chuyến xe máy với quãng đường 7km, trung bình trong ngày đó tôi đổ 100 nghìn đồng tiền xăng” - anh Quang nói.
 

Ở Lục Ngạn (Bắc Giang), chủ vườn chỉ bán cả sọt vải cho thương lái chứ không bán lẻ tại chợ.

Ở Lục Ngạn (Bắc Giang), chủ vườn chỉ bán cả sọt vải cho thương lái chứ không bán lẻ tại chợ.

Theo tìm hiểu của PV, giá thu mua vải tại chợ đầu mối Lục Ngạn ở thời điểm này khá thấp. Với những loại vải to, đẹp, ngon thì thương lái Trung Quốc mua với giá 18.000 đồng/kg và họ không mua những loại vải bình thường nếu không nói là xấu vỏ. Thương lái Việt Nam thì ngược lại, họ mua khối lượng lớn những loại vải ngon nhưng không đẹp mã với giá 8.000 đồng/kg. 

Giá vải cũng có sự thay đổi và chênh lệch lớn theo thời điểm sáng hay chiều. Nếu vào buổi sáng, giá vải sẽ cao hơn khoảng 2.000 đồng vì vải tươi, đẹp mắt. Vào buổi chiều thì vải lại hạ giá đến không tưởng khi chỉ còn 5.000 đồng/kg lý do là vải đã gần qua ngày và nám vỏ phơi nắng.

Một điều “lạ” ở các sọt vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là các chủ sọt không bán số lượng lớn cho người đi đường. Thậm chí, họ sẵn sàng để người qua đường vặt quả ăn thoải mái ngay tại sọt và cho miễn phí xách túi mang về 2-3 kg. 

Giải thích về điều “lạ” này, anh Hứng (một chủ sọt) cho hay, mỗi lần chở vải ra chợ đầu mối là một quãng đường xa. Chúng tôi đã cân ở nhà khối lượng vải đúng để rao bán cho các thương lái. Nếu bán cho người đi đường thì cũng được nhưng họ chỉ mua nửa chừng với số lượng không lớn hẳn cũng không nhỏ hẳn nên sẽ rất khó bán. Như vậy, chúng tôi sẽ mất công chở hàng ra, nhìn sọt không đầy đủ các thương lại sẽ không hỏi mua. Nhiều lúc, nhiều người hỏi gạ mua về làm quà, chúng tôi không dám bán đành phải cho không 2-3 kg để họ mang về”.

“Nhiều khách đi đường cũng thường ngớ người ra khi chúng tôi chỉ bán cho họ 1-2 kg chứ không bán nhiều. Sau mấy lần cò cưa vui vẻ thì cũng đành bán với giá thấp hoặc cho không” - anh Hứng chia sẻ.
 

1 kg vải = 3 cốc trà đá.

1 kg vải = 3 cốc trà đá.

Các thương lái nội địa phần lớn thu mua vải thiều Lục Ngạn với giá là 7 - 8 nghìn đồng/kg. Khi vải về các thị trường ngoài hệ thống siêu thị hay các sọt vải bán rong ở các tỉnh thành thì giá  chỉ tăng hơn một chút là 10 - 12 nghìn đồng/kg.

Theo ghi nhận của PV tại thị trường Hà Nội, giá bán vải ở các xe hàng ven đường chỉ dao động ở khoảng 11 - 13 nghìn đồng/kg. Những ngày nắng nóng thì giá vải hạ thấp xuống còn 8 -10 nghìn đồng/kg. Nếu tính ra thì 1 kg vải chỉ bằng 3 cốc trà đá. Như vậy, có thể thấy, mặc dù vải năm nay được mùa với số lượng lớn nhưng sức mua của người tiêu dùng chưa cao vào những ngày nắng nóng. Điều này khiến cho giá vải bị tụt hoặc treo với giá thấp hơn mọi năm.

Trao đổi với PV, ông Trương Văn Năm (Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết: “Năm nay, vải thiều Lục Ngạn cho năng suất cao hơn so với năm ngoái. Dự tính sản lượng lên đến 90.000 tấn. Về giá bán vải, cũng như mọi năm, giá lúc lên cao, lúc xuống thấp vì tùy thuộc vào việc trao đổi, mua bán giữa các thương lái và các chủ vườn. Có thời điểm, giá vải lên cao đến 30 - 40 nghìn đồng/kg và không còn hàng để xuất. Với việc mở rộng thị trường nội địa và một số nước khác quanh khu vực ngoài thị trường Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng, lượng vải thiều ở Lục Ngạn sẽ bán được với số lượng lớn và giá cao vì chất lượng quả vải đã được khẳng định trên thị trường tiêu dùng”.
 
Theo Hữu Tuấn

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”