Hà Nội:

Kỳ lạ chuyện dân buôn lo “giải vía” cho cây cảnh giá “khủng”

(Dân trí) - Nhiều loại cây cảnh đào, quất có giá trị cao tới hàng chục triệu đã được dân buôn tìm cách “giải vía” để dễ bán hoặc cho thuê.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Xuất khẩu lao động giúp người nghèo thu nhập hơn 20 triệu/tháng

* Năm 2015, các “ông lớn” Nhà nước phải thoái hơn 20.000 tỷ đồng

* Bản tin tài chính kinh doanh sáng 20/01/2015

* Giai đoạn "chờ nhiều thứ" của chứng khoán

* [Infographics] Tài chính cho cuộc chiến chống dịch Ebola

* Cuba, Mỹ và Thông điệp Liên bang của Obama

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày Tết Nguyên Đán, nhiều chủ vườn quất, đào mạn Nhật Tân, Quảng An quận Tây Hồ đang chung một nỗi lo ngay ngáy vì trong vườn tồn nhiều cây “khủng” có giá tiền cao vẫn chưa tìm được khách.

Có nhiều lý do để khách mua thờ ơ với những cây quất đào có giá ngất ngưởng. Các dân buôn cây cảnh cho hay, kinh tế suy thoái kéo theo việc thưởng Tết ít là lý do để nhiều khách hàng đã đến đặt cọc rồi “bỏ của chạy lấy người”.

Nhiều chủ buôn cây cảnh thường có kiểu giải vía cho cây để thuận lợi trong việc bán hoặc cho thuê

Nhiều chủ buôn cây cảnh thường có kiểu "giải vía" cho cây để thuận lợi trong việc bán hoặc cho thuê


Một điều kỳ lạ thường thấy tại các vườn buôn đó là chủ kinh doanh thường có chiêu “giải vía” cho cây để mua may bán đắt. Theo những chủ vườn, có nhiều cách “giải vía” cho cây như mượn tuổi cho thuê hoặc bán đứt cây. Hay như mượn tuổi để lì xì cho gia chủ coi như lấy may vẫn được áp dụng khi gặp chuyện buôn bán không thuận lợi.

Như trường hợp nhà chị Huệ, một hộ buôn đào thế kể lại, có năm gần tới Tết Nguyên Đán, cây quất đẹp nhất vườn được hai vợ chồng thương gia quê ở Quảng Ninh xuống xem và đồng ý lấy với giá 25 triệu đồng để biếu sếp. Để tạo uy tín, cặp vợ chồng này đã đồng ý đặc cọc tới 3 triệu đồng và hứa một tuần sau trước dịp Tết Táo công đến đánh xe chở về.

Đúng hẹn, vợ chồng chị Huệ đã chuẩn bị nhân công và lựa chậu cảnh đẹp và phù hợp nhất để chuẩn bị bứng gốc khi khách tới. Nhưng cả ngày chờ mãi không thấy hai vợ chồng vị thương gia đâu, điện thoại di động thì tắt máy không liên lạc được. Nghĩ là họ còn mải mê công việc, vả lại tiền đặt cọc đã cầm “đằng chuôi” nên vợ chồng chị Huệ rất yên tâm dù rất nhiêu cơ quan công sở đến ưng cây quất đẹp nhất vườn này đồng ý trả giá cao hơn.

Đã gần 30 Tết, quá hẹn gần chục ngày mới liên hệ được với hai vợ chồng thương gia Quảng Ninh mới biết họ đã không còn muốn lấy cây cảnh trên vì lý do tế nhị là sếp ra giêng về hưu.
Ngẫm lại cây cảnh “mở hàng” gặp đúng hoàn cảnh éo le không xuất vườn được vợ chồng anh chị Huệ mới thấy nhiều gốc cây đẹp trong vườn vì sao ế ẩm. Bắt chước các chủ vườn xung quanh gặp phải hoàn cảnh éo le như trên anh chị Huệ cũng tìm cách mượn tuổi người hợp làm ăn để tìm cách “bán tống bán tháo” lấy may. Qua bạn bè giới thiệu, chị Huệ tìm đựoc một bác sĩ có tuổi hợp với gia chủ và đồng ý cho thuê lại cây cảnh trên với giá 5 triệu đồng. Để giữ khách, chị còn miễn luôn tiền phí vận chuyển…

Vườn đào nhà anh Hiệp ở bên mạn Nhật Tân cũng gặp phải hoàn cảnh éo le tương tự. Cây đào có dáng “bạt phong” đẹp nhất vườn được gia chủ lựa chọn trồng ngay lối vào đã nhiều năm nay ế khách.

Qua câu chuyện được biết, vài năm trước khi anh cho thuê gốc đào trên cho một doanh nghiệp với giá 20 triệu đồng chẳng biết cây đào đỏng đảnh thế nào đúng mồng 1 Tết chết khô, một phàn tiếc cây đẹp một phần sơ đem lại điềm không may cho khách nên mới sáng sớm mồng 2 Tết khi nhận được tin báo anh Hiệp đã tất tả cho xe tải đến chở đào về vườn hồi sinh.

Cũng phải mất hơn một năm sau thực hiện đủ các biện pháp bón thúc cây đào trên mới lần hồi cho hoa và vẫn ngạo nghễ dáng “bạt phong”. Đáng lý cây đào trông như tuấn mã phi nước đại trong thế “mã đáo thành công” sẽ là lựa chọn số 1 cho khách mua nhưng cũng như mọi năm dù khách xa gần bước qua vườn đào ai cũng trầm trồ trước dáng tự nhiên và độ hoành tráng của cây đào nhưng tuyệt nhiên không có khách nào ướm lời thuê và mua đứt.

Lại thêm chuyện, doanh nghiệp cuối cùng thuê được gốc đào trên nghe đâu giờ cũng phá sản. Ngẫm lại những gì đã trải qua cùng với một năm buôn bán không ưng ý, đợt Tết Ất Mùi năm nay, anh Hiệp quyết định mượn tuổi hợp với mình nhờ chỉnh gốc đào từ thế “bạt phong” sang những thế “tầm thường” khác để “giải vía” những gì không may mắn…

Thường thường, giới kinh doanh vẫn “giải vía” ở những ngành nghề buôn bán khác nhưng chuyện giải ví cây cảnh của dân buôn dịp tết quả thật là kỳ lạ.

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”