1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Kinh tế khó khăn, đại gia Việt vẫn đút túi ngàn tỷ

2014 được đánh giá là năm vẫn còn nhiều khó khăn. Dù vậy, rất nhiều đại gia Việt vẫn đút túi hàng ngàn tỷ đồng.

Hàng loạt thương vụ khủng

2014 được đánh giá là năm vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn chỉ là từ phổ biến với mặt bằng chung của cả trăm ngàn doanh nghiệp. Còn với một số đại gia Việt, 2014 mang lại cơ hội cho rất nhiều ông lớn. Trong đó, bán cổ phần thu về hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng là điểm mà các ông lớn tạo được dấu ấn trên thị trường.

Mới đây nhất, Tập đoàn bánh kẹo Kinh Đô khiến dư luận được một phen xôn xao khi quyết định bán phần lớn “nồi cơm” của mình cho Mondelēz International - nhà sản xuất thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ. 80% mảng bánh kẹo mang về cho Kinh Đô số tiền khổng lồ 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD). Sau khi bán gần hết mảng bánh kẹo, Kinh Đô chuyển hướng sang dầu ăn và mì ăn liền.

Không chỉ thực hiện một thương vụ “khủng”, thời gian gần đây, Kinh Đô còn hợp tác với Công ty TNHH Sài Gòn Vewong về mì ăn liền, với PhinDeli về cà phê. Trong lĩnh vực dầu ăn, Kinh Đô tham gia mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).
Hai anh em doanh nhân Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên

Hai anh em doanh nhân Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

 

* Kinh tế Mỹ: Ngạc nhiên chưa?

* 2.500 công nhân tàu biển Hyundai Vinashin đình công

* Kỳ lạ nghề kiếm tiền trong nhà vệ sinh

* Những đại gia tiêu tiền “gây sốt” nhất năm 2014

* Đồng rúp bật dậy mạnh mẽ

* Tại sao “thượng đế” ngày càng chán ngán hội chợ giảm giá

Có thể thấy, năm 2014, anh em doanh nhân họ Trần – Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên đã đưa Kinh Đô tới hàng loạt quyết định quan trọng và mạo hiểm.

Trong thương vụ Kinh Đô mua lại cổ phần chi phối của PhinDeli, công ty do doanh nhân Phạm Đình Nguyên – người khiến cả giới truyền thông thế giới chú ý trong năm 2012 khi đấu giá thành công mua Bufford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ thành lập.

Sau một thời gian ngắn gây được tiếng vang với PhinDeli, ông Nguyên đã nhượng lại phần lớn cổ phần công ty này cho Kinh Đô với mong muốn tận dụng hệ thống phân phối của Kinh Đô, đưa PhinDeli trở thành thương hiệu mạnh.

Các thương vụ khủng cũng là điều nhiều đại gia khác thực hiện trong năm 2014. Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen, ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinh Bắc,… đã bán phần lớn cổ phần của mình. Điều đáng nói, bên mua lại là “công ty có liên quan” với các đại gia này.

Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, người được biết đến với biệt danh Cường đô la lại được nhắc đến nhiều theo cách không liên quan gì đến doanh nghiệp. Ông Cường xuất hiện nhiều trên báo chí với nghi án chia tay cô vợ nổi tiếng Hồ Ngọc Hà.

Trong khi đó, Hoàng Anh Gia Lai vẫn hoạt động hiệu quả nhưng năm 2014, bầu Đức lại được nhắc nhiều nhất khi gắn với thành công của U19 Việt Nam mà nòng cốt là U19 Hoàng Anh Gia Lai.

Đại gia Việt đút túi ngàn tỷ

Năm nay, các đại gia Việt không chỉ hưởng lợi từ những thương vụ khủng mà họ còn đút túi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng khi cổ phiếu tăng mạnh.

So với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2013, tới ngày 25/12, cổ phiếu KDC đã tăng 7.100 đồng/CP lên 48.200 đồng/CP. Cổ phiếu KDC giúp giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của anh em doanh nhân họ Trần cải thiện đáng kể.
Kinh tế vẫn khó, đại gia Việt vẫn đút túi ngàn tỷ

Kinh tế vẫn khó, đại gia Việt vẫn đút túi ngàn tỷ

Cụ thể, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinh Đô có thêm gần 125 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu KDC thuộc sở hữu của ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc Kinh Đô tăng thêm gần 100 tỷ đồng. Hai anh em họ Trần lần lượt sở hữu khối tài sản lên đến 845 tỷ đồng và 674 tỷ đồng.

Im hơi lặng tiếng hơn anh em họ Trần nhưng số tiền mà ông Hưng thu về nhờ cổ phiếu tăng giá lại cao hơn. Sau gần 1 năm giao dịch, SSI tăng 9.000 đồng/CP lên 26.400 đồng/CP. SSI giúp tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Hưng tăng thêm 261 tỷ đồng.

Dù thứ hạng sụt giảm mạnh trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhưng ông Vũ vẫn có cơ hội tài khoản “nở thêm” hàng trăm tỷ đồng khi cổ phiếu HSG tăng 6.700 đồng/CP lên 47.100 đồng/CP. Nhờ HSG, ông Vũ “đút túi” 287 tỷ đồng.

Nhờ việc sở hữu hàng loạt cổ phiếu tăng giá mạnh như KBC, ITA, năm 2014, ông Tâm thu về khoảng 500 tỷ đồng. Còn Cường đô la, do sở hữu số lượng cổ phiếu rất khiêm tốn nên khi QCG tăng 2.900 đồng/CP, Cường đô la chỉ có thêm 1,6 tỷ đồng.

Không tăng quá mạnh trong năm 2014 khi chỉ có thêm 2.400 đồng/CP nhưng cổ phiếu HAG vẫn mang về cho bầu Đức một khoản tiền rất lớn. Cụ thể, nhờ HAG, bầu Đức có thêm 748 tỷ đồng. Hiện giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của bầu Đức là 6.544 tỷ đồng.

Theo Ngân Hà

Danviet
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm