Kinh doanh vàng chờ cuộc chơi khốc liệt
“Năm 2014, doanh thu vàng miếng chắc chắn sẽ sụt giảm, lợi nhuận sẽ không được như những năm trước”...
Trong một chuyến công tác vùng bão miền Trung cuối năm 2013, có thành viên trong đoàn băn khoăn: “Sao đi nhận hàng cứu trợ mà nhiều người đeo dây, nhẫn và bông tai thế chứ!?”.
Băn khoăn vì ngỡ cứu trợ nhầm đối tượng. Nhưng không hẳn. Ở vùng lũ, nhiều người dân có tâm lý và thói quen tích cóp vàng phòng thân; bão lũ có thể quét đi mọi thứ họ gây dựng, vàng là thứ tài sản còn lại trên mình.
Với nhiều người, đó là sự dành dụm hơn là sự thể hiện hay so đo về mức độ giàu nghèo. Thế nên có quan niệm mình phòng thân được bao nhiêu chỉ, hơn là tính toán lượng tài sản đó bao nhiêu tiền, tăng - giảm hay lời - lỗ.
Nhu cầu trên thị trường vàng hiện vẫn lớn ở nhóm đối tượng này, dù giá vừa trải qua một năm sụt giảm tới khoảng 28%. Năm mới, giá có giảm nữa hẳn tâm lý tích cóp đó sẽ vẫn còn lớn.
Vơi áp lực đấu thầu vàng?
Thị trường vàng đã khai xuân. Bước đầu giá vàng khá mạnh. Nhiều năm qua thị trường mới đón một cái Tết nhẹ nhàng như vậy. Không ồn ào giá và chen mua, ít nhất là theo phong trào mua vàng lấy may, đặc biệt ở khu vực Tây Nam Bộ, hay đầu tư mở hàng đầu năm...
Nếu như nhiều năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã phải tung ra vài phiên đấu thầu tạo cung. Nhưng hơn một tháng qua, hoạt động đấu thầu ngừng trong lặng lẽ.
Trao đổi với VnEconomy trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người trực tiếp chỉ đạo và triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng và ngoại hối thời gian qua nhìn nhận: cung - cầu trên thị trường vàng cơ bản đã được cân đối, không có hiện tượng bất ổn cần tạo cung can thiệp qua đấu thầu.
Lãnh đạo chuyên trách này tính toán, qua 76 phiên, Ngân hàng Nhà nước đã tạo cung khoảng 68 tấn; phân nửa số đó trước đây tập trung cho các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái, phần còn lại đi ra thị trường.
Từ đợt cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu hồi tháng 9/2011, đến nay đã hơn hai năm chỉ có nguồn cung vàng miếng mới duy nhất từ đấu thầu. Hơn 30 tấn đi ra thị trường trong khoảng thời gian dài đó là kết quả của quá trình điều tiết và bình ổn, thay vì có thể tới cả trăm tấn theo nhịp độ nhập khẩu trước đây.
Như nhận định trên, thị trường vàng đã tương đối bình ổn, cung - cầu tương đối cân bằng; hay nói cách khác, thị trường đã có thể tự dưỡng. Hoạt động đấu thầu tạo cung tạm ngừng và đã nhàn hơn.
Tuy nhiên, Phó thống đốc Lê Minh Hưng nói với VnEconomy rằng, Ngân hàng Nhà nước liên tục bám sát diễn biến của thị trường vàng, trường hợp có xáo trộn lớn, có biểu hiện thiếu cung thực tế, cơ quan này sẵn sàng đấu thầu ngay, thậm chí khi cần có thể cấp tập 3 phiên/tuần.
Lãnh đạo một doanh nghiệp cũng cho rằng, chính khả năng và sự sẵn sàng can thiệp đó của Ngân hàng Nhà nước khiến thị trường vàng cũng “chờn” mà bớt sóng ảo. Bởi lẽ, nhà quản lý và điều tiết đang nắm một cơ chế và nguồn lực đủ mạnh, cùng tư thế sẵn sàng vào cuộc ngay.
Thêm nữa, cùng với trạng thái tự cân bằng tương đối của thị trường vàng, một tháng qua Ngân hàng Nhà nước cũng đã kịp lận lưng một lượng ngoại tệ lớn, gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối - nguồn trực tiếp “nuôi” đấu thầu vàng.
Dĩ nhiên, như trên, nhu cầu vàng trong dân cư vẫn còn. Phía trước, diễn biến thị trường vẫn không dễ đoán…
Còn nhiều ẩn số và bất ngờ
Nhìn lại thì dễ, nhìn tới mới khó. Sau 12 năm liên tục tăng, giá vàng đã giảm sâu trong năm vừa qua. Liệu 2014 có là năm thứ hai của quá trình suy giảm? Có phải là chu kỳ giảm giá liên tục không? Nếu cứ nhịp độ như vậy thì kinh doanh vàng sẽ ra sao? Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước ngày càng thể hiện rõ, chủ trương chống vàng hóa là rõ, người dân bớt yêu vàng, vậy thì hoạt động của thị trường vàng miếng sẽ ra sao?
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, cho hay, không phải bây giờ mà từ ba năm trước tình huống từ những câu hỏi trên đã được đặt ra, từ đó để có sự chuẩn bị cho hợp lý.
“Với DOJI, hoạt động kinh doanh vàng miếng mặc dù là chủ đạo, nâng vị thế và tạo ra doanh thu lớn cho tập đoàn, nhưng hoạt động cốt lõi và đích thực, lâu dài và mang ý nghĩa chiến lược thì lại ở vàng nữ trang. Chính vì thế chúng tôi có sự chuẩn bị sẵn sàng và không bất ngờ”, ông Phú cho biết.
Tương tự, từ cuối năm 2011, một loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng đã tuyên bố từng bước thay đổi chiến lược kinh doanh. Những tên tuổi như SJC, Phú Nhuận, Bảo Tín Minh Châu, Sacombank-SBJ… đều xác định tập trung cho ngạch tương lai là nữ trang; thậm chí có doanh nghiệp tính mở rộng hẳn sang cả mảng thời trang…
Dù vậy, kinh doanh vàng miếng hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, có từ 30 - 50% doanh thu của các doanh nghiệp.
“Năm 2014 tôi nhìn nhận quả là còn nhiều khó khăn thách thức đối với thị trường vàng. Kinh doanh vàng miếng sẽ khó khăn hơn. Doanh thu chắc chắn sẽ bị sụt giảm. Lợi nhuận sẽ không còn được như những năm trước. Quản lý nhà nước sẽ ngày càng gia tăng. Nếu như vậy, thị trường đó sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư, nó đang có những dấu hiệu để một số các tổ chức và nhà đầu tư không quá chuộng vàng”, ông Đỗ Minh Phú đưa ra nhìn nhận.
Tuy nhiên, người trong cuộc này đặt vấn đề, xu hướng hiện vẫn là câu hỏi lớn, nếu thị trường vàng thế giới vẫn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố bất ổn. Bởi lẽ, không phải bức tranh của các nền kinh tế hàng đầu đều sáng sủa, vẫn còn khá nhiều đám mây u ám lẩn khuất, vẫn còn những yếu tố bất ngờ đòi hỏi những người tham gia thị trường vàng phải tỉnh táo, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trong năm mới.
“Chúng tôi hiểu rằng cuộc chơi trên thị trường vàng sẽ còn khó khăn hơn, còn khốc liệt hơn. Khốc liệt ở đây không hẳn là sôi động, mà làm sao duy trì hoạt động kinh doanh vàng mà vẫn có được biên lợi nhuận tối thiểu bảo đảm cho hoạt động là điều không dễ. DOJI đã có thâm niên, có mạng lưới, có độ tín nhiệm, nhưng chúng tôi đặt ra cho mình tình huống 2014 nhiều khó khăn và thử thách hơn. Tôi nghĩ sẽ là những khó khăn và thử thách lớn hơn bất cứ năm nào”, ông Phú nói.
Với riêng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, thực tế vẫn là thử thách lớn có từ năm 2013. Đó là tình huống tham gia đấu thầu hôm nay, ngày mai giá đã giảm. Hơn nữa, với quy định đấu thầu, những đơn vị tham gia phải có lực để mua với số lượng đủ lớn; vừa phải tập trung nguồn lực, vừa phải giải quyết được bài toán kiểm soát rủi ro, vừa tránh lỗ và thậm chí phải có kết quả kinh doanh tốt là điều không hề đơn giản.
Tuy nhiên, bên cạnh ngạch nữ trang, ông Phú cho rằng, nếu như các đơn vị đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có nguồn lực tốt và kinh nghiệm… thì vẫn có thể tham gia thị trường vàng miếng thành công.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Apple gỡ ứng dụng ví tiền Bitcoin duy nhất trên App Store CEO Vietcombank lần đầu tiên đăng ký mua cổ phiếu VCB |
Băn khoăn vì ngỡ cứu trợ nhầm đối tượng. Nhưng không hẳn. Ở vùng lũ, nhiều người dân có tâm lý và thói quen tích cóp vàng phòng thân; bão lũ có thể quét đi mọi thứ họ gây dựng, vàng là thứ tài sản còn lại trên mình.
Với nhiều người, đó là sự dành dụm hơn là sự thể hiện hay so đo về mức độ giàu nghèo. Thế nên có quan niệm mình phòng thân được bao nhiêu chỉ, hơn là tính toán lượng tài sản đó bao nhiêu tiền, tăng - giảm hay lời - lỗ.
Nhu cầu trên thị trường vàng hiện vẫn lớn ở nhóm đối tượng này, dù giá vừa trải qua một năm sụt giảm tới khoảng 28%. Năm mới, giá có giảm nữa hẳn tâm lý tích cóp đó sẽ vẫn còn lớn.
Thị trường vàng đã khai xuân. Bước đầu giá vàng khá mạnh. Nhiều năm qua thị trường mới đón một cái Tết nhẹ nhàng như vậy. Không ồn ào giá và chen mua, ít nhất là theo phong trào mua vàng lấy may, đặc biệt ở khu vực Tây Nam Bộ, hay đầu tư mở hàng đầu năm...
Nếu như nhiều năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã phải tung ra vài phiên đấu thầu tạo cung. Nhưng hơn một tháng qua, hoạt động đấu thầu ngừng trong lặng lẽ.
Trao đổi với VnEconomy trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người trực tiếp chỉ đạo và triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng và ngoại hối thời gian qua nhìn nhận: cung - cầu trên thị trường vàng cơ bản đã được cân đối, không có hiện tượng bất ổn cần tạo cung can thiệp qua đấu thầu.
Lãnh đạo chuyên trách này tính toán, qua 76 phiên, Ngân hàng Nhà nước đã tạo cung khoảng 68 tấn; phân nửa số đó trước đây tập trung cho các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái, phần còn lại đi ra thị trường.
Từ đợt cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu hồi tháng 9/2011, đến nay đã hơn hai năm chỉ có nguồn cung vàng miếng mới duy nhất từ đấu thầu. Hơn 30 tấn đi ra thị trường trong khoảng thời gian dài đó là kết quả của quá trình điều tiết và bình ổn, thay vì có thể tới cả trăm tấn theo nhịp độ nhập khẩu trước đây.
Như nhận định trên, thị trường vàng đã tương đối bình ổn, cung - cầu tương đối cân bằng; hay nói cách khác, thị trường đã có thể tự dưỡng. Hoạt động đấu thầu tạo cung tạm ngừng và đã nhàn hơn.
Tuy nhiên, Phó thống đốc Lê Minh Hưng nói với VnEconomy rằng, Ngân hàng Nhà nước liên tục bám sát diễn biến của thị trường vàng, trường hợp có xáo trộn lớn, có biểu hiện thiếu cung thực tế, cơ quan này sẵn sàng đấu thầu ngay, thậm chí khi cần có thể cấp tập 3 phiên/tuần.
Lãnh đạo một doanh nghiệp cũng cho rằng, chính khả năng và sự sẵn sàng can thiệp đó của Ngân hàng Nhà nước khiến thị trường vàng cũng “chờn” mà bớt sóng ảo. Bởi lẽ, nhà quản lý và điều tiết đang nắm một cơ chế và nguồn lực đủ mạnh, cùng tư thế sẵn sàng vào cuộc ngay.
Thêm nữa, cùng với trạng thái tự cân bằng tương đối của thị trường vàng, một tháng qua Ngân hàng Nhà nước cũng đã kịp lận lưng một lượng ngoại tệ lớn, gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối - nguồn trực tiếp “nuôi” đấu thầu vàng.
Dĩ nhiên, như trên, nhu cầu vàng trong dân cư vẫn còn. Phía trước, diễn biến thị trường vẫn không dễ đoán…
Còn nhiều ẩn số và bất ngờ
Nhìn lại thì dễ, nhìn tới mới khó. Sau 12 năm liên tục tăng, giá vàng đã giảm sâu trong năm vừa qua. Liệu 2014 có là năm thứ hai của quá trình suy giảm? Có phải là chu kỳ giảm giá liên tục không? Nếu cứ nhịp độ như vậy thì kinh doanh vàng sẽ ra sao? Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước ngày càng thể hiện rõ, chủ trương chống vàng hóa là rõ, người dân bớt yêu vàng, vậy thì hoạt động của thị trường vàng miếng sẽ ra sao?
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, cho hay, không phải bây giờ mà từ ba năm trước tình huống từ những câu hỏi trên đã được đặt ra, từ đó để có sự chuẩn bị cho hợp lý.
“Với DOJI, hoạt động kinh doanh vàng miếng mặc dù là chủ đạo, nâng vị thế và tạo ra doanh thu lớn cho tập đoàn, nhưng hoạt động cốt lõi và đích thực, lâu dài và mang ý nghĩa chiến lược thì lại ở vàng nữ trang. Chính vì thế chúng tôi có sự chuẩn bị sẵn sàng và không bất ngờ”, ông Phú cho biết.
Tương tự, từ cuối năm 2011, một loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng đã tuyên bố từng bước thay đổi chiến lược kinh doanh. Những tên tuổi như SJC, Phú Nhuận, Bảo Tín Minh Châu, Sacombank-SBJ… đều xác định tập trung cho ngạch tương lai là nữ trang; thậm chí có doanh nghiệp tính mở rộng hẳn sang cả mảng thời trang…
Dù vậy, kinh doanh vàng miếng hiện vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, có từ 30 - 50% doanh thu của các doanh nghiệp.
“Năm 2014 tôi nhìn nhận quả là còn nhiều khó khăn thách thức đối với thị trường vàng. Kinh doanh vàng miếng sẽ khó khăn hơn. Doanh thu chắc chắn sẽ bị sụt giảm. Lợi nhuận sẽ không còn được như những năm trước. Quản lý nhà nước sẽ ngày càng gia tăng. Nếu như vậy, thị trường đó sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư, nó đang có những dấu hiệu để một số các tổ chức và nhà đầu tư không quá chuộng vàng”, ông Đỗ Minh Phú đưa ra nhìn nhận.
Tuy nhiên, người trong cuộc này đặt vấn đề, xu hướng hiện vẫn là câu hỏi lớn, nếu thị trường vàng thế giới vẫn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố bất ổn. Bởi lẽ, không phải bức tranh của các nền kinh tế hàng đầu đều sáng sủa, vẫn còn khá nhiều đám mây u ám lẩn khuất, vẫn còn những yếu tố bất ngờ đòi hỏi những người tham gia thị trường vàng phải tỉnh táo, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trong năm mới.
“Chúng tôi hiểu rằng cuộc chơi trên thị trường vàng sẽ còn khó khăn hơn, còn khốc liệt hơn. Khốc liệt ở đây không hẳn là sôi động, mà làm sao duy trì hoạt động kinh doanh vàng mà vẫn có được biên lợi nhuận tối thiểu bảo đảm cho hoạt động là điều không dễ. DOJI đã có thâm niên, có mạng lưới, có độ tín nhiệm, nhưng chúng tôi đặt ra cho mình tình huống 2014 nhiều khó khăn và thử thách hơn. Tôi nghĩ sẽ là những khó khăn và thử thách lớn hơn bất cứ năm nào”, ông Phú nói.
Với riêng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, thực tế vẫn là thử thách lớn có từ năm 2013. Đó là tình huống tham gia đấu thầu hôm nay, ngày mai giá đã giảm. Hơn nữa, với quy định đấu thầu, những đơn vị tham gia phải có lực để mua với số lượng đủ lớn; vừa phải tập trung nguồn lực, vừa phải giải quyết được bài toán kiểm soát rủi ro, vừa tránh lỗ và thậm chí phải có kết quả kinh doanh tốt là điều không hề đơn giản.
Tuy nhiên, bên cạnh ngạch nữ trang, ông Phú cho rằng, nếu như các đơn vị đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có nguồn lực tốt và kinh nghiệm… thì vẫn có thể tham gia thị trường vàng miếng thành công.