Vàng ơi là… vàng!

Sau một thời gian dài loay hoay với lĩnh vực NH và kinh tế VN, tôi đã biết và hiểu về vàng nhiều hơn. Tôi đã thấy những gia đình tan vỡ vì vàng. Đã thấy nhiều NH liêu xiêu vì vàng. Đã thấy thị trường bất động sản và chứng khoán cũng lao đao thoi thóp vì vàng.

Vàng và mua bán vàng luôn là chuyện thâm căn trong cuộc sống hàng ngày ở VN. Vàng trở nên sôi động hơn từ khi VN mở cửa với thế giới, càng có hấp lực hơn trong suốt 10 năm qua khi giá vàng tăng cao và NHNN cho phép hệ thống ngân hàng (NH) huy động vàng như tín dụng và những sàn vàng được giao dịch tự do với thị trường bên ngoài.

Năm 2013 và những năm tới, sức hấp dẫn của vàng có lẽ không
còn nữa
Năm 2013 và những năm tới, sức hấp dẫn của vàng có lẽ không còn nữa

“Dị ứng” vàng?

Trước 2013 là giai đoạn mà VÀNG – USD – VND âm thầm trở thành một bộ ba bất phân ly có thể thỏa lòng một bộ phận nhưng lại gây khó khăn cho nền kinh tế.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Hà Nội: Tết tan, giá rau xanh đua nhau "phi nước đại”

Ổn định vĩ mô, tạo động lực cho 2014

Tổng giám đốc EVN “trải lòng” về ghế nóng

Tòa án Thái Lan thông qua lệnh bắt các thủ lĩnh...

Ông bạn đàn anh của tôi - Huỳnh Bửu Sơn, cùng lĩnh vực NH, là một trong vài người có “dị ứng” từ mạnh đến khắt khe với vàng. Mức độ “dị ứng” thể hiện trong gợi ý công khai của ông là “Nên coi vàng như "cỏ rác" hơn là tôn vinh nó”. Trước đó, ông cũng viết “Tỉnh giấc mơ vàng”, nhấn mạnh là “Đối với đồng bạc, vàng không còn là một người bạn đồng hành mà trở thành một sát thủ”. Ông là người đã đánh một hồi trống lớn nhưng rất muộn và sự việc đã rồi.

Mỹ là quốc gia sở hữu khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới – hơn 8.200 tấn – thông qua FED, NH Dự trữ Liên bang. Nhưng tại Mỹ, tôi chưa bao giờ nghe hoặc đọc báo cáo thống kê nào đề cập bao nhiêu tấn vàng vật chất trong dân chúng. Với những gia đình gốc VN như gia đình tôi và nhiều gia đình khác mà tôi biết, ngay cả những chủ gia đình là bậc cha mẹ của tôi và từng mua và trữ vàng trước năm 1975, cũng chẳng mấy ai quan tâm mua vàng làm của tiết kiệm. Không riêng gì tại Mỹ, hầu như các nền kinh tế mạnh khác, đa số người dân bình thường không mấy ai quan tâm đến việc mua vàng để làm tài sản hoặc tiết kiệm.

Vậy vai trò của vàng như thế nào trong hệ thống và chính sách tiền tệ của nền kinh tế Mỹ? Tại một cuộc chất vấn ông Ron Paul - cựu Hạ nghĩ sĩ Quốc hội Mỹ, ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2012 đã hỏi ông Ben Bernanke, Thống đốc FED: “Ông có nghĩ vàng là tiền?”. Thống đốc Bernanke trả lời: “Không. Vàng là một thứ kim loại quý”. Hạ nghị sĩ Paul hỏi tiếp: “Ngay cả nếu vàng đã được xem là tiền từ 6.000 năm nay? Bây giờ ai đó đã lật ngược và bỏ cái quy luật kinh tế đó?”. Thống đốc Bernenke trả lời: “Thật ra, ông biết đấy, vàng là một tài sản”. Hạ nghị sĩ Paul: “Thế thì tại sao các NH trung ương giữ vàng nếu vàng không phải là tiền?” Thống đốc Bernanbe: “Thật ra, đó là truyền thống. Truyền thống lâu đời”.

Như vậy, NH Trung ương Mỹ và Chính sách tiền tệ của nền kinh tế Mỹ không xem vàng là tiền. Vàng là tài sản và vàng không được xem là một dạng, một lượng tín dụng trong hệ thống NH. Vàng không phải là tiền cũng đã được hầu hết các NH trung ương của các nền kinh tế khác chấp thuận (ngay cả NH Trung ương Trung Quốc). Mặc dù với số vàng dự trữ lớn nhất thế giới nhưng Thống đốc Bernanke là người “dị ứng” với câu chuyện vàng là tiền - tín dụng, tại Mỹ.

Đừng để than khóc... vì vàng

Nay, sau một thời gian dài loay hoay với lĩnh vực NH và kinh tế VN, tôi đã biết và hiểu về vàng nhiều hơn. Tôi đã thấy những gia đình tan vỡ vì vàng. Đã thấy nhiều NH liêu xiêu vì vàng. Đã thấy thị trường bất động sản và chứng khoán cũng lao đao thoi thóp vì vàng. Tôi đã thấy vui mừng rất ngắn và sầu khổ rất dài vì vàng…

Vì thế, lý do khiến tôi “dị ứng” vàng rất đơn giản – vì vàng góp phần làm lệch giá trị tiền đồng và thị trường tỷ giá, vì vàng góp phần tạo ra lạm phát và cản trở chống lạm phát, vì vàng góp phần làm thâm hụt tài khoản cân đối mậu dịch của quốc gia, vì vàng góp phần làm tê liệt một phần tín dụng của hệ thống NH… Tóm lại, tư duy coi vàng là tiền - tín dụng trong hệ thống NH góp phần làm suy yếu tiềm lực nền kinh tế.

Sau một năm thị trường vàng đã có quá nhiều biến động, mùa tết con ngựa 2014 – Giáp Ngọ và cả những năm tháng kế tiếp, tôi hy vọng những chuyển động chính sách với thị trường vàng sẽ không tồn dư thêm bất kì “dị ứng” nào về vàng, như của ông Huỳnh Bửu Sơn, hay của nhiều người khác. Cũng hy vọng rồi đây khi nhắc đến vàng, sẽ không ai phải than lên: “Vàng ơi là vàng!”...

Theo Lê Trọng Nhi
Chuyên gia NH (Viết từ Mỹ mùa Tết Giáp Ngọ)
DĐDN